Vợ Thuê - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
507


Vợ Thuê


Phần 2


4 năm học Đại Học tại Hà Nội là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi, tôi không còn bị mẹ kế đánh đập, tôi không còn bị các em chèn ép, tôi cũng không cần phải chứng kiến thái độ lạnh nhạt dửng dưng của ba mình nữa, tôi được tự do cả trong tư tưởng lẫn suy nghĩ của mình. Có thể nói, giai đoạn đó với tôi thực sự vô cùng khó khăn về mặt tài chính, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui vẻ vì ít nhất tôi được tự do trong tâm hồn. Khi tôi bắt đầu lên Hà Nội nhập học, tôi biết rằng mình phải tự lo tất thảy cho mình, trong túi chỉ vỏn vẹn được hơn 2 triệu bạc do bác Sáu dấm dúi cho mượn để đóng tiền học, còn tất cả tiền trọ, tiền ăn uống và ti tỉ thứ tiền khác tôi đều phải tự bươn chải làm lụng đủ thứ để có được.

Tôi biết rằng bản thân mình không phải sinh ra ở vạch đích, tôi có gia đình nhưng thực sự nơi ấy chằng phải là chỗ dựa của tôi, tôi muốn sống thật tốt sau này, nhất định tôi phải nỗ lực và cố gắng gấp trăm, gấp ngàn lần người khác. Tôi tin vào quy luật nhân quả của cuộc đời này, chỉ cần nỗ lực mỗi ngày, chăm chỉ cố gắng mỗi ngày, cuộc đời mai sau sẽ tươi sáng hơn rất nhiều. 18 năm qua khi sống dưới sự dày vò của mẹ kế, dưới tình yêu thương không trọn vẹn của gia đình đã tô luyện cho tôi một sức bền vô cùng mạnh mẽ, nhìn lại khoảng thời gian ấy mà tôi cảm thấy biết ơn vô cùng, chính môi trường hà khắc ấy đã tạo nên Võ Nhật Linh của ngày hôm nay.

Tôi có thể làm mọi việc vô cùng nhanh chóng, sắp xếp tổ chức mọi thứ đâu vào đấy rõ ràng, chỉ cần nhìn nét mặt của người khác thôi là hiểu họ đang muốn gì ở mình, thậm chí tôi cũng tô luyện cho bản thân khả năng học hỏi, bắt chước người khác vô cùng nhanh. Ngày xưa khi ở nhà cùng mẹ kế, hàng ngày phải làm biết bao nhiêu là việc, nào là quét tước nhà cửa, nấu nướng đồ ăn, chăm các em, làm vườn, phụ mẹ đan lưới, may vá thêu thùa, tôi đều làm đủ cả và thậm chí còn sắp xếp và làm các khâu vô cùng nhanh chóng, vì nếu không làm kịp mọi việc trước khi mẹ kế trở về thì thể nào cũng bị no đòn và cho nhịn ăn luôn vào buổi chiều ngày hôm đó. Cứ nghĩ lại mọi thứ khi xưa mà tôi cảm thấy rùng mình thực sự.

Bước chân vào giảng đường Đại học năm đầu tiên, tôi bắt đầu tranh thủ vừa đi học vừa đi làm. Tôi làm đủ mọi nghề miễn có tiền nuôi sống bản thân là được. Nào là phát tờ rơi vào buổi trưa sau khi tan học, đi phục vụ quán café vào các buổi chiều tối, và đêm muộn thì đi rửa bát thuê, thỉnh thoảng cuối tuần có thời gian rảnh là tôi lại tranh thủ đi dạy thêm gia sư nữa, công việc dù bận rộn, cực vô cùng, nhưng bù lại tôi vui lắm. Vui vì mình kiếm được tiền để trang trải cuộc sống, vui hơn nữa khi mình được tự do sử dụng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình cho chính bản thân, tôi có thể mua sắm được vài bộ quần áo mới cho mình, ăn thêm một vài bữa ăn có thịt thà ngon hơn, thậm chí thỉnh thoảng còn có thể tặng cho bản thân ly trà sữa trân châu béo ngậy. Và dù mọi thứ có bận cỡ nào nhưng tôi vẫn tranh thủ nỗ lực học tập và liên tục đạt học bổng trong suốt 4 năm tôi ngồi học trên ghế nhà trường, cũng chính nhờ những phần học bổng như thế mà tôi không phải đóng thêm bất cứ 1 khoảng học phí nào trong suốt giai đoạn học về sau nữa.

Khi tôi kể cho bác Sáu nghe những điều này, bác rất vui và liên tục động viên, khích lệ tôi cố gắng. À, để nói một chút về bác Sáu nhé, sau khi tôi lên Hà Nội nhập học thì 1 tuần sau bác Sáu của xuống Hà Nội đi làm. Anh Long con bác bị bệnh tim bẩm sinh nên càng lớn thì bệnh càng trổ nặng hơn, với số tiền ít ỏi từ việc chài lưới của cả bác trai và bác thì không thể nào đủ tiền để có thể lo chữa trị cho anh Long được, thế nên bác quyết định lên Hà Nội tìm việc để kiếm thêm tiền lo cho việc chữa trị của anh Long. Bác Sáu đăng kí vào một trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội và được giới thiệu làm giúp việc cho gia đình Huy hiện tại, cũng may cho bác là được làm việc trong 1 gia đình kinh doanh giàu có có tiếng tại Thủ Đô và gia đình người ta cũng đối xử vô cùng tốt với bác nên thời gian bác làm việc ở gia đình Huy cũng chính là khoảng thời gian tôi học Đại Học ở Hà Nội. Bác Sáu sống cùng với gia đình Huy trong 4 năm qua và dành giụm được cũng khá tiền để gởi về nhà lo cho anh Long chữa bệnh, cũng nhờ đó mà bệnh tình anh Long được thuyên giảm và anh sống khỏe hơn rất nhiều cho đến tại thời điểm này.

Đã có mấy lần vào cuối tuần bác Sáu có hẹn tôi đến chỗ bác làm để đưa ít đồ ăn mà bác nấu nướng còn dư cho tôi bồi bổ, bắt xe bus đi cả 1 quãng đường dài mới tới nơi thì tôi thực sự choáng ngợp về nơi bác làm, thật sự là quá xa hoa và giàu có. Đó là 1 căn biệt thự với diện tích có khi kéo đến cả ngàn mét vuông không chừng, riêng cánh cổng của biệt thự đã to gấp đôi cổng trường Đại Học của tôi rồi, chưa kể là bên trong sân vườn, hồ bơi, cây cối thoáng đãng và xa hoa đến nhường nào, tôi ước 1 lần được bước chân vào căn biệt thự đó để thỏa sức ngắm nhìn cho đã con mắt vì thực sự chỉ đứng bên ngoài nhận đồ bác Sáu đưa và len lén ngó vào khoảng trống của cánh cổng thôi mà tôi đã cảm thấy mê mệt lắm rồi, cứ nghĩ là chắc mình cả đời cũng không thể nào được sống trong căn biệt thự sang trọng như thế này đâu thì ai ngờ sau này ước mơ của tôi thành sự thật luôn, nhưng mà tôi chẳng thích sự thật ấy một chút nào cả.

Sau khi tốt nghiệp Đại Học loại giỏi và ra trường với tấm bằng sáng lòa trong tay, tôi khấp khởi vui mừng và trong ánh mắt sáng lấp lánh những tia nhìn hy vọng vào tương lai rạng ngời phía trước. Trong 4 năm qua tôi chưa hề 1 lần ghé về căn nhà năm xưa, nơi có ba tôi, các em tôi và cả mẹ kế nữa. Kể cả trong những dịp tết đến xuân về, dù thực sự muốn quay trở về làng chài nhỏ bé năm xưa, chào hỏi đôi ba câu với các cô các bác hàng xóm, thăm lại mấy người bạn cũ trong xóm chợ nghèo nhưng tôi vẫn quyết định ở lại Hà Nội, tôi sợ rằng khi tôi trở lại quê mình, thì tôi không còn có cơ hội được tự do thêm một lần nào nữa. Tôi đã quá ám ảnh về những gì mà mẹ kế và gia đình đã gây ra cho tôi, nỗi đau ấy hằn sau trong tim tôi và mãi mãi không thể nào xoa dịu được, cứ mỗi lần nhớ lại, bản thân tôi cực kì mệt mỏi và bất lực. Tôi lại nhìn vào tấm bằng Đại Học của mình, thầm nghĩ rằng nếu như năm xưa mình không chịu nỗ lực, không chịu chăm chỉ cố gắng thì có lẽ bây giờ mình vẫn sống lầm lùi và khổ đau trong căn nhà đầy ám ảnh đó, tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời cao rộng trước mặt mình, thủ thỉ với đất trời đôi ba câu nói, thủ thỉ với người mẹ bạc mệnh của tôi đôi ba lời tâm sự dở dang :

– Con không nhớ những kí ức của mẹ và con bởi vì con còn quá nhỏ, con chỉ có thể thấy mẹ trong một vài bức hình cũ năm xưa còn lưu lại và qua bóng dáng gương mặt của con mỗi khi ai đó nhắc về. Mẹ chắc hẳn phải thương con lắm phải không mẹ ơi ? Con cũng thương mẹ nữa, con thương mẹ rất nhiều, mẹ là người duy nhất cho con có được sự sống này và ngày hôm nay con gái của mẹ đang cầm trên tay tấm bằng đại học loại giỏi mẹ ạ, đây là công sức của cả một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của con, mẹ thấy con gái mẹ ngầu không ? Mẹ à, chặng đường sắp tới của con còn dài ở phía trước, con mong mẹ hãy luôn dõi theo bước chân con để phù hộ cho con, mẹ nhé.

Nước mắt tôi chảy thành dòng tự lúc nào, tôi vội vã đưa tay quệt ngang nước mắt rồi nở một nụ cười thật rạng rỡ, đón chào những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với cuộc đời mình vì tôi tin, mẹ tôi sẽ mãi ở bên và ủng hộ tôi, giúp tôi trong mọi việc.

2 tuần sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào làm trong vị trí Marketing của một công ty trang sức lớn nhất nhì tại Hà Nội, Tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ và sung sướng vì nghĩ rằng công ty lớn như thế này, mình chỉ mới ra trường kinh nghiệm còn non trẻ chắc cũng không được nhận đâu nhưng ai ngờ lại được nhận ngay sau lần đầu phỏng vấn. Và còn bất ngờ hơn khi mức lương khởi điểm tôi được nhận là vô cùng cao so với mặt bằng chung của thị trường nữa, thế là công việc tốt, môi trường tốt, thu nhập lại cao và cơ hội thăng tiến đường dài khiến tôi cảm thấy phấn khích và nguyện dốc trọn tâm can để cống hiến cho công ty. Tôi là một đứa thiếu thốn từ tấm bé, là một đứa đã trải qua vô vàn khó khăn khác nhau trong cuộc đời, bởi vậy nên tiền với tôi là vô cùng quan trọng, ít nhất nó giúp tôi sống vững vàng hơn, tự tin hơn, trong cuộc sống này. Làm việc đâu được tầm 2 tháng thì trong một buổi chiều sau khi tan ca tôi nhận được của gọi từ bác Sáu :

– Alo, Linh hả cháu ?
– Cháu nghe bác ơi.
– Cháu tan làm chưa ?
– Cháu vừa tan đây ạ, sao thế Bác ?

Tôi nghe trong máy giọng bác run run, bác dường như đang cố gắng rặn ra từng chữ :

– Cháu qua chỗ bác ngay nhé, bác có việc gấp muốn nói với cháu.
– Vâng. Thế bác đợi cháu xíu, cháu bắt xe bus qua ngay.

Tôi cúp máy rồi nhanh chóng chạy ra trạm xe bus, bắt xe tới chỗ bác Sáu đang làm việc, lần này, lần đầu tiên trong thời gian qua tôi được bước chân vào căn biệt thự này. Bác Sáu ra đón tôi, gương mặt bác nhìn tôi xanh xao thấy rõ :

– Cháu vào trong đây với bác.
– Có được không ạ ?

Bác gật đầu, dắt tay tôi vào phòng khách trong nhà. Bác kéo tôi ngồi xuống rồi nhanh chóng nắm chặt lấy bàn tay tôi, giọng bác run cả lên :

– Cháu, cháu nhất định phải giúp bác nhé.
– Chuyện gì vậy bác, bác nói rõ cháu nghe xem nào.
– Thằng Long, trở bệnh nặng lắm rồi, giờ bác phải về quê gấp để chăm lo cho nó.

Nói đến đây, đôi mắt bác Sáu đỏ hoe, chăm chú nhìn tôi như van cầu, tôi thấy thế liền cất giọng :

– Bác bình tĩnh đã, cháu sẽ giúp bác mọi thứ, bác cần tiền phải không ạ ?

Bác nhìn tôi gật đầu. Tôi tiếp tục :

– Cháu mới đi làm nên tiền cũng chưa để dành được nhiều, trong tài khoản của cháu hiện tại còn hơn 30 triệu cháu để dành được trong suốt mấy năm qua, nếu bác cần cháu chuyển khoản cho bác luôn để bác về lo liệu cho anh Long bác nhé.

Tay bác Sáu siết chặt hơn bàn tay tôi, nước mắt đã lưng tròng, bác bảo :

– Bác cảm ơn cháu, nhưng còn một chuyện nữa quan trọng hơn.
– Chuyện gì vậy ạ ?
– Cháu thay bác về phụ trông coi căn nhà này, cơm nước cho cậu chủ trong thời gian bác về quê được không Linh ?

Tôi ngạc nhiên :

– Y bác là, cháu về đây làm thay công việc cho bác ấy ạ ?

Bác gật đầu nhìn tôi. Tôi bảo :

– Nhưng mà cháu còn công việc của cháu ở công ty nữa.
– Không sao, cháu cứ đi làm bình thường, cháu chỉ cần thức dậy sớm một xíu chuẩn bị đồ ăn sáng và dọn dẹp nhà cửa, khi tan làm về cháu chịu khó nấu nướng cho cậu Huy để cậu ấy đi làm về ăn là được, cháu không cần phải ở nhà 24/24 đâu.
– Nhưng mà, bác đã nói với chủ nhà chưa ? Cháu sợ cháu làm không tốt.
– Cháu an tâm, bác đã bảo cậu Huy rồi, Linh, cháu phải giúp bác, bác về lo cho Long 1 giai đoạn ổn rồi bác lại lên đây làm lại, nếu bác không tìm được người thay thế ở đây thì bác sẽ mất việc mất, mà cháu biết rồi đấy, Long bệnh tật bao nhiêu năm qua, nếu không may mắn được làm việc trong căn nhà này thì bác làm gì đủ tiền để chạy chữa cho nó, rồi còn cả cái Loan cái Hằng đang trong giai đoạn học hành các thứ, mất việc thì tiền đâu mà lo cho các em hở cháu ơi.

Nói đến đây, bác Sáu dường như không giữ được bình tĩnh nữa mà khóc òa lên, tôi thấy thế chỉ biết im lặng ôm lấy bác thật chặt, vừa để động viên, vừa để trấn an tinh thần bác, sau đó tôi mới cất lời :

– Thôi được rồi, bác an tâm, cháu sẽ giúp bác. Bác cố gắng về chăm anh Long cho tốt, mọi chuyện trên này cháu sẽ lo.
– Cháu đồng ý thật chứ ?

Tôi gật đầu. Bác Sáu nhìn tôi, ánh mắt lấp lánh tia hy vọng, bác ôm lấy tôi, lầm bầm mãi 1 câu đến cả chục lần :

– Bác cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn Linh rất nhiều.
– Thế bác định khi nào về quê ?
– Tối nay luôn.
– Vậy thì cháu cần phải làm gì hở bác ?
– Bác lo liệu cho sức khỏe của Long không biết khi nào xong, nên trong giai đoạn này cháu chuyển hẳn về đây sống luôn nhé.
– Sống ở đây á ?
– Ừ.
– Nhưng mà cháu có thể đến sớm và về trễ mà, cháu không muốn sống ở đây đâu bác.
– Cháu nghe bác, 1 thời gian thôi Linh, cậu Huy hơi khó tính, sức khỏe cậu đôi khi không tốt do công việc nhiều nên nửa đêm đôi khi cần uống thuốc, lúc ấy cần người chăm sóc, thì cháu làm sao chạy qua kịp.

Tôi ngẩn ngơ cả người, rụt rè nhìn bác :

– Cậu Huy là ông chủ nhà này hả bác ? Căn nhà này còn ai nữa không ạ ?

Bác Sáu lắc đầu, tôi trố mắt ngạc nhiên :

– Thế sao trước kia bác bảo rằng bác sống với cả 1 gia đình 4 người cơ mà ?
– 3 người là bố mẹ, em trai cậu Huy đều đã qua nước ngoài định cư cả rồi, ngay từ năm đầu tiên bác làm việc ở đây ấy, nên là ở đây giờ chỉ có mỗi cậu Huy thôi.
– 1 mình ở trong căn nhà to thế này cơ á ?
– Ừ, cậu Huy còn trẻ mà giỏi lắm, bận bịu biết bao nhiêu là công việc đi sớm về khuya, nghĩ cũng tội mới 28 tuổi đầu mà làm biết bao nhiêu là thứ, điều hành cả 2 công ty lớn cùng 1 lúc ấy.

Tôi gật gù nhìn bác :

– Công nhận, hơn cháu 6 tuổi mà giỏi thật, mà anh ta cho phép cháu thay bác rồi phải không ạ ?
– Bác mới gọi điện xin phép cậu Huy vào trưa nay khi nghe bệnh tình Long trở nặng, cậu cũng đồng ý rồi 1 tí nữa cậu về tới rồi gặp cháu luôn.
– Gặp cháu để làm gì ạ ?
– Để biết ai thay bác sắp tới chứ.
– À à…cháu hiểu rồi.
– Thôi qua đây bác hướng dẫn cho từng công việc trong nhà nào.

Bác Sáu dẫn tôi đi ba lầu trong căn biệt thự, mỗi lầu có cả 4-5 phòng ngủ lận, Phòng của bác Sáu nằm ở ngay lầu 1, kế sát phòng của Huy. Bác Sáu mang tiếng là người giúp việc trong nhà nhưng căn phòng của bác ấy ở chằng khác nào căn phòng của một người giàu có, căn phòng được trang bị tiện nghi đủ thứ nào là máy lạnh, tủ lạnh, giường nệm và cả bàn trang điểm nữa. Bác dặn tôi dọn đồ đến căn phòng này để ở luôn bắt đầu từ tối hôm nay. Tôi có hỏi bác sao phòng bác lại được sắp đặt cạnh phòng Huy như thế thì bác bảo rằng Huy đôi khi về nhà say sỉn thì bác phải đỡ Huy về phòng hay nửa đêm anh ta đau bảo tử hoặc bị ốm sốt cao thì bác tiện việc trông nom hơn. Bác coi Huy như con trai bác, Huy cũng trạc tuổi anh Long thôi nên bác quan tâm săn sóc Huy nhiều lắm. Bác dặn tôi ở lầu 2 và lầu 3 là phòng của ông bà chủ và em trai cậu Huy, bên cạnh đó là phòng dành cho khách ghé thăm nên hàng tuần vào cuối tuần tôi chỉ cần tranh thủ lên dọn dẹp cho khỏi bụi là được, không cần phải dọn mỗi ngày, điều tôi cần tập trung là lầu 1 phòng Huy và phòng khách phòng bếp ở bên dưới.

Bác Sáu rất tỉ mẩn khi đã viết ra và dán hướng dẫn ở khắp nơi trong nhà cho tôi quen việc trước đó, bác dặn tôi Huy là một người khá khó tính và lạnh lùng nên tôi phải hiểu ý và phục vụ cậu ta thật tận tình, tránh để cậu ta phật lòng trong mọi chuyện.

Để xem nào, Huy có thói quen ăn cơm vào buổi sáng, và luôn luôn trở về nhà sau 7h trừ những ngày công việc bận rộn phải đi tiếp khách. Huy rất thích ăn hải sản các loại và không thích ăn cay. Huy hay uống trà hoa lài vào mỗi buổi tối sau 9h để làm việc cho thoải mái. Huy hay ngồi xem thời sự và đọc tin tức ở phòng khách vào buổi tối sau khi ăn xong nên phải hạn chế đi qua đi lại làm phiền anh ta, Huy bị đau bao tử thường xuyên do phải uống nhiều bia rượu nên mỗi bận anh ta đi nhậu về là phải nhanh chóng pha chanh muối cho anh ta giải rượu, pha tí cháo loãng cho anh ta húp và đưa thuốc cho anh ta uống. Huy ghét bẩn và quần áo anh ta đều là hàng hiệu nên cần phải phân loại để cái nào giặt tay, cái nào giặt máy rõ ràng, trước buổi đi làm là quần áo của Huy phải được ủi sẵn chỉnh tề và móc vào cây treo đồ luôn rồi. Huy sẽ không mặc lại một màu quần áo đi làm trong tuần nên mỗi ngày phải chuẩn bị cho anh ta một bộ đồ Vest khác nhau. Huy rất ghét ai đụng vào đồ cá nhân của anh ta….

1 sớ dài về cậu Huy kéo dài gần 10 trang giấy mà bác Sáu đã chuẩn bị sẵn cho tôi, tôi rối cả não lên luôn. Đúng là nhà giàu có khác, phức tạp thật, đòi hỏi từng chút từng chút phải chỉn chu và hoàn hảo, nếu phải xét về việc vua chúa thời xưa sống xa hoa như thế nào, thì có lẽ tôi sẽ nghĩ ngay đến ông tướng này trong thời hiện đại, thậm chí có khi còn xa hoa hơn cả vua chúa ngày xưa. Tôi bất giác thốt lên :

– Anh ta còn hơn cả ông trời con vậy sao bác Sáu ? Chưa làm mà cháu đã mệt muốn chết luôn đây này.

Bác Sáu chưa kịp trả lời tôi thì tôi đã nghe một giọng nói trầm trầm phía sau :

– Cô bảo ai là ông trời con ?

Ps : Cho tác giả xin 1 like khích lệ nhé ạ ❤️, 1 đoạn hiện tại là gần 7 trang đánh máy ấy ạ, hơn 2h ngồi viết nên mn ủng hộ em với nhaaa

Yêu thích: 4.4 / 5 từ (10 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN