Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 10
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
391


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 10


Giây phút ấy, suýt chút nữa thì tôi đã làm theo lời của anh ta. Nhưng chắc do đầu óc tôi tự nhiên nảy số nhanh nên tôi không chạy, ngược lại còn dồn hết sức giơ chân đạp vào gã tài xế, hắn đang mải tìm cách đ.âm Nghiêm nên không phản ứng kịp, lập tức chúi mũi lao thẳng ra ngoài xe.
Nghiêm cũng nhanh như chớp nhân cơ hội này cầm gậy đập liên tiếp vào lưng hắn, gã tài xế làm văng con d.a/o trong tay, ôm đầu la oai oái.
Tôi cũng nhảy xuống định lục người hắn để lấy lại tiền, nhưng Nghiêm lại quát:
“Chạy mau”.
“Nhưng tiền của tôi với anh…”.
“Tôi bảo cô chạy”.
Ban đầu tôi tiếc tiền nên không muốn đi, nhưng ánh mắt anh ta quá quyết liệt, cuối cùng tôi cũng phải đổi hướng định chạy đi:
“Tôi không chạy một mình đâu, anh đi với tôi”.
Nghiêm cố đập thêm cho gã tài xế thêm một gậy nữa rồi xoay người nắm tay tôi, kéo tôi chạy thật nhanh khỏi đó. Lúc ấy tôi không hiểu tại sao tôi và anh ta đang ở thế thắng rồi mà còn phải chạy, mãi đến khi đi được 20 mét rồi mới thấy gã bịt mặt còn lại từ trong bụi cỏ ban nãy xồng xộc chạy ra, trên tay hắn cầm một vật đen ngòm, hướng thẳng về phía chúng tôi định bắn, tôi mới chợt hiểu ra.
Gai ốc khắp người tôi ngay lập tức dựng đứng, lúc đó định đẩy Nghiêm sang một bên nhưng anh ta nhanh tay hơn, kéo mạnh tôi vào sâu trong bóng tối. Gã bịt mặt dường như cũng không quen dùng s.ú/ng nên lóng ngóng bóp cò mấy lần, ba viên đạn chệch hướng, ghim lung tung vào những thân cây phía sau.
Rừng cây rất tối nên ngoài phạm vi 20 mét thì chúng tôi không còn thấy chút ánh sáng nào nữa, cứ thế dắt tay nhau chạy băng băng, dưới chân dẫm phải gai hay cành cây cũng không có cảm giác đau, cũng không dám mạo hiểm dừng lại. Mãi tới khi tôi suýt nữa đ.âm sầm vào một gốc phi lao cổ thụ rồi được Nghiêm lôi lại, tôi mới thảng thốt dừng chân.
“Chạy thế được rồi, không ai đuổi theo nữa đâu”.
Tôi ngẩn ra vài giây mới bình tĩnh lại, vội vàng thở lấy thở để: “Thế là mình thoát rồi đúng không? Bọn cướp kia không tìm được chúng ta nữa đúng không?”.
“Ừ, nhưng nhờ công cô miệt mài chạy nên giờ không biết chúng ta lạc đi tận đâu rồi”.
“Bọn kia có sú.n/g đấy, không miệt mài chạy thì có khi bị ăn mấy viên đ/ạn rồi. Thế mà anh còn trách tôi”.
“Có sú/ng nhưng không biết dùng, với cả trời tối như thế, muốn bắn trú/ng còn khó hơn lên trời”.
Anh ta nhìn nhìn tôi, trong bóng tối rất khó để nhìn rõ hình dáng của một người, nhưng Nghiêm lại hắng giọng: “Mặc áo lại đàng hoàng đi”.
“À…”. Mặt tôi lập tức đỏ bừng như cà chua chín, vội vàng khép lại vạt áo đã bị gã tài xế kia xé tung, kéo lại cả khóa quần: “May mà anh quay lại kịp lúc. Cảm ơn anh”.
“Không phải cô van xin tôi quay lại cứu cô à?”.
“Làm gì có? Lúc đó tôi không kịp nói câu nào cả”.
“Mắt của cô”. Nghiêm xoay người, đi theo một lối có vẻ rộng rãi: “Lúc mấy thằng kia bảo tôi xuống xe, cô nhìn tôi như kiểu kiếp trước tôi có nợ với cô, nên kiếp này đừng bỏ rơi cô vậy”.
Tôi bĩu môi, lẽo đẽo đi theo anh ta: “Tại tôi sợ anh xuống xe rồi thì kiểu gì cũng bị ông kia thủ tiêu, nghĩ lần cuối nhìn thấy anh nên tôi mới dùng ánh mắt thế đấy”.
“Tôi không quay lại kịp thì đúng là lần cuối cô nhìn thấy tôi thật đấy”.
Tôi biết Nghiêm nói đúng, lần này tôi còn giữ được bản thân như vậy đều là nhờ anh ta hết, cũng không muốn móc mỉa nữa nên chỉ cười trừ: “Sao anh lại thoát được khỏi cái ông bịt mặt đó thế. Tôi thấy ông ấy có cả d.a,o với s/úng nữa”.
“Chắc lần đầu đi cướp nên chưa có kinh nghiệm, lúc vào trong bãi cỏ định lấy d.a,o đ/âm tôi, nhưng tôi giằng được d/ao nên nó cuống. Bị ăn mấy đấm xong mới nhớ ra phải rút s.úng ra”.
“Lúc ông ấy rút sú/ng thì anh chạy đến chỗ tôi hả?”
“Không thì sao? Chẳng lẽ để gã kia hành sự xong mới cứu à?”.
Chắc vì tôi đã bắt đầu quen với kiểu ăn nói ‘gợi đòn’ của anh ta nên không còn tức như lúc trước nữa, cũng không muốn nói thêm về chuyện này. Trước mắt chúng tôi còn có vấn đề lớn hơn cần giải quyết nên nói: “Anh thấy thế nào rồi? Mấy vết dị ứng có ngứa không? Có chịu được không?”.
“Không biết nữa. Đến đâu hay đến đó. Tìm được đường ra ngoài trước rồi tính”.
“Vâng”.
Nói nơi đây là rừng thì không phải, chỉ là một vùng cây cối rậm rạp, có nhiều bụi rậm, có các ao nước, đầm sen. Tôi xuất thân từ vùng nông thôn nên đường thế này tôi đi tốt, chỉ có Nghiêm là đi không quen, mấy lần suýt dẫm xuống đầm sen lại được tôi vội vã lôi lại.
Mỗi tội thân thể anh ta rất cao to, đàn ông vai rộng eo hẹp, cao trên mét tám, còn tôi thì suy dinh dưỡng từ bé nên người vừa gầy vừa nhỏ, có mấy lần Nghiêm bước hụt xuống vũng bùn sâu, tôi cố hết sức kéo rồi mà vẫn bị anh ta lôi xuống.
Trong đêm tối chỉ nghe ‘ùm’ một tiếng thật lớn, bùn bắn tung tóe lên khắp đầm sen và mặt mũi chúng tôi, cả tôi và Nghiêm lúc ấy giống như hai con trâu mới đầm từ vũng bùn ngoi lên, bẩn thỉu nhếch nhác không từ nào tả nổi.
Tôi lấy tay lau bùn trên mặt, lại xì ra một đống bùn trong mũi: “Ôi mẹ ơi, sao anh lại cứ rơi xuống đầm sen mãi thế?”.
“Ai bảo cô đi nhanh thế làm gì?”. Anh ta cau có phủi bùn từ đầu xuống, nhưng bùn càng phủi càng bết, thứ mùi tanh tưởi trộn lẫn với cả những âm thanh quẫy đạp vì bỏ chạy của cá khiến sắc mặt Nghiêm tái nhợt: “Kéo tôi lên bờ nhanh lên”.
“Anh đừng có vịn vào tôi. Á, á. Anh đè như thế tôi chìm xuống đấy, để yên tôi lên bờ rồi tôi kéo anh lên”.
“Tôi sắp chìm xuống rồi”.
“Không chìm luôn được đâu, đã bảo đừng có đè tôi mà”.
Tổng giám đốc Vĩnh Nghiêm lừng lẫy lần đầu tiên rơi xuống bùn thì luống cuống không chịu được, thấy cứ bị lún dần thì càng đè chặt lên vai tôi, anh ta nặng như thế, lại không chịu buông thì tôi không trèo lên được. Tôi vừa phải dỗ dành anh ta buông ra, vừa phải vùng vằng chống cự mới thoát được khỏi Nghiêm, lồm cồm lết lên trên bờ.
Lúc đó đã mệt đến mức không thở nổi, tôi nằm vật ngửa ra bãi cỏ bẩn thỉu, ngửa mặt lên trời hét to: “Này, 5 triệu một ngày mà phải chịu khổ như thế, anh phải trả thêm tiền cho tôi đấy”.
Anh ta đứng dưới bùn, lườm tôi sắc lẹm: “Cô biết tranh thủ ra điều kiện thật đấy”.
“Anh có thưởng thêm không?”.
“Mau kéo tôi lên”.
Tôi ngồi dậy nhìn anh ta, cười hì hì: “Không thưởng à?”.
Dù trời quá tối, nhưng tôi có thể cảm nhận được ánh mắt của Nghiêm giống như chỉ muốn ché/m tôi trăm da/o nghìn d/ao, đáng tiếc lúc này tôi mới là người ở ‘cửa trên’ nên anh ta chỉ có thể nghiến răng nghiến lợi: “Trả thêm 5 triệu, kéo tôi lên”.
“Vâng sếp”.
Tôi nhanh như chớp bò đi tìm một cái cây to, ném cho anh ta cầm một đầu, tôi ở đầu kia ra sức kéo. Người đã nặng mà còn cộng thêm lún trong bùn nên tôi phải kéo gần đứt cả hơi mới lên được, anh ta thì có lẽ vừa dị ứng lại vừa mệt không kém tôi, mới lên đến bờ đã học theo tôi, không còn quan tâm bẩn sạch nữa mà nằm phịch luôn xuống bãi cỏ.
“Cái chỗ khỉ ho cò gáy gì thế không biết”. Nghiêm lẩm bẩm mắng: “Biết trước như thế thì để người khác đi thay cho rồi”.
Tôi nhìn anh ta bẩn như heo, cười cười: “Tổng giám đốc Vĩnh Nghiêm như anh, lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống của những người bình thường đấy hả?”.
“Đây mà là cuộc sống của người bình thường à?”. Anh ta lườm tôi: “Người bình thường nào bị dí d/ao vào cổ cướp tiền? Suýt bị cướ/p bắ/n, còn bị rơi xuống mấy cái đầm vớ vẩn tanh ngòm thế này?”.
“Có chứ? Ở quê tôi, cuộc sống của người bình thường còn khủng khiếp hơn thế này nhiều”.
Nghe tôi nói vậy, anh ta khẽ nhíu mày: “Khủng khiếp hơn thế này là thế nào?”.
“Là nghèo đói, chỉ có Tết mới được ăn thịt, còn hàng ngày thường phải ăn cơm chan với nước sôi. Là 7, 8 tuổi đã phải theo bố mẹ lên nương rẫy làm việc, mười mấy tuổi chưa dậy thì xong đã được cha mẹ sắp xếp để lấy chồng. Là không được đi học, cũng không dám mơ xuống thành phố học đại học, là có thể sẽ bị bán cho môi giới để sang Trung Quốc làm máy đẻ cho người Tàu”.
Đây là cuộc sống của tôi, một cuộc sống của đứa con gái nhà nghèo bình thường ở thôn làng hẻo lánh giáp biên, cuộc sống mà những người sinh ra đã ngậm thìa vàng như Nghiêm sẽ chẳng thể nào hiểu được.
Thế nhưng anh ta lại rất nghiêm túc lắng nghe lời tôi nói, cũng suy nghĩ rất lâu: “Đó không phải là cuộc sống của người bình thường, đó là vấn nạn của xã hội”.
“Có lẽ vậy. Lúc tôi đi học, cô giáo có nói kết hôn dưới 18 tuổi là tảo hôn”.
“Cô năm nay bao nhiêu tuổi?”.
“22”. Tôi cười: “Anh bao nhiêu?”.
“29”
“Thế thì hơn tôi 7 tuổi”.
“Gọi chú đi”.
Tôi bĩu môi: “Chú nằm thế được rồi đấy. Kiếm chỗ nào có nước rửa sạch người đi, bùn dính vào ngứa lắm. Anh đang bị dị ứng, sợ dễ bị nhiễm trùng”.
Nghiêm chống tay ngồi dậy, nhưng hình như anh ta vẫn mệt nên tôi thấy động tác có vẻ chậm. Định hỏi anh ta có còn đi được nữa không, thì Nghiêm nói: “Cõng đi”.
“Gì ạ?”.
“Trả cho cô thêm 5 triệu làm gì? Cõng tôi”.
15 tuổi tôi cõng một bao lúa 50kg còn được, nhưng anh ta to cao như thế chắc phải 7 – 80kg, mà tôi cũng mệt nên bảo: “Tôi cõng mà anh ngã thì đừng kêu đấy”.
“Lắm lời quá, đưa lưng lại đây”.
Tôi ngồi xổm xuống, đưa lưng về phía anh ta, nhắm mắt nhắm mũi gồng người chuẩn bị sức để chờ Nghiêm trèo lên, nhưng sau đó chỉ thấy có một bàn tay chạm vào tóc tôi, sau đó gỡ thứ gì đó từ đầu tôi xuống.
Quay lại mới thấy Nghiêm đang cầm một con ốc bưu rõ to, anh ta bảo: “Trông ghê c.hế.t đi được”.
“Dưới đầm sen có ốc mà, cá ếch, đỉa các kiểu cũng có nữa. Anh mau trèo lên đi, tôi sắp ngứa rồi đây này”.
“Hết hứng cõng rồi. Cô đi trước dẫn đường đi. Nhớ là đi từ từ thôi, tôi mà còn rơi xuống đầm sen lần nữa thì một xu cô cũng đừng mong nhận”.
Tôi không thèm chấp cái tên này nên không buồn cãi lại, không cần cõng nữa càng tốt, chỉ quay đầu bảo anh ta: “Thế thì anh đi nhanh lên”. Sau đó lững thững đi dọc bờ đầm, Nghiêm cũng nhanh chóng rảo bước đi theo.
Chúng tôi tìm được một chiếc ao nuôi cá ở cách đó khoảng chừng 100 mét, vốc nước rửa sạch mặt mũi tay chân xong, lại đi thêm chừng một kilomet không có người nữa, cuối cùng mới gặp được một thanh niên đang soi đèn đi bắt ốc.
Đêm tối vắng vẻ, gặp được người thì tôi mừng như đ.iên, vội vàng vẫy tay gọi: “Anh ơi, cho tôi hỏi…”.
Lời còn chưa dứt thì thanh niên kia đã vội vàng vứt cả giỏ lẫn đèn bỏ chạy thục mạng, miệng hét ầm lên: “Ma…ma… mẹ ơi cứu tôi… ma…”. Tôi cũng sấp ngửa chạy theo:
“Này anh ơi, bọn tôi không phải ma đâu, bọn tôi là người. Này này đừng chạy”.
“…”
“Đã bảo không phải ma mà, đừng chạy chứ. Đứng lại đi, này này…”.
Nghiêm ung dung đút tay vào túi quần nhìn hai người bọn tôi kẻ đuổi người chạy, không buồn lên tiếng giúp tôi. Mãi sau khi thấy tôi quay lại, anh ta mới nói:
“Trông cô nhếch nhác như thế, còn mặc áo trắng, xõa tóc đi ra từ hướng nghĩa địa, người ta không tưởng cô là ma mới lạ đấy”.
“Dây buộc tóc của tôi đứt rồi. Ban nãy bị cành cây kéo đứt. Còn áo trắng là tôi mặc từ tối chứ có phải bây giờ đâu”. Mặt tôi càng lúc càng nhăn nhó, mệt lắm rồi mà bất lực không thể làm gì được, đành kéo tay anh ta: “Đi thôi, càng muộn càng khó tìm được người, có khi lại gặp ma thật đấy. Anh bước nhanh lên. Đoạn này đường khô rồi, không cần đi chậm nữa”.
Nghiêm nhìn cánh tay tôi đang nắm cổ tay anh ta, sau đó lại nhìn tôi, có lẽ không quen túm tay túm chân thế này nhưng cũng ngại hất ra, thế là đành để mặc tôi kéo anh ta đi.
Chúng tôi lần mò đi trên đồng ruộng thêm một quãng xa nữa, tới khi hai chân đã bắt đầu rã rời thì cuối cùng cũng ra được một đường nhánh nhỏ. Thứ ánh sáng đầu tiên tôi thấy là một tấm biển có ghi chữ Nhà Nghỉ.
Cảm giác được quay về thế giới của người sống khiến tôi sung sướng như đ.iên, chỉ thiếu điều hét lên: “Có nhà nghỉ này. May thế, cứ tưởng đi cả đêm cũng không gặp được người nữa chứ. Đi, tôi với anh vào mượn điện thoại gọi về để anh Nhân đến đón”.
“Cô nhớ số điện thoại của ai không?”.
“Không nhớ”. Mặt tôi hơi nghệt ra, cảm giác sung sướng lập tức tắt đi quá nửa: “Tôi chỉ nhớ số đuôi điện thoại của anh Nhân là 677. Anh cũng không nhớ số của anh ấy à?”.
“Số của cậu ta, tôi nhớ làm gì?”. Anh ta liếc tôi: “Để thử gọi về công ty rồi bảo nhân viên liên hệ với Nhân xem thế nào”.
“Vâng”.
Lúc hai chúng tôi vào trong nhà nghỉ, nhân viên lễ tân ở đó cũng suýt nữa thì ra đuổi vì tưởng ăn xin. Tôi phải nói là bọn tôi bị ngã xuống ruộng lúa, mất sạch giấy tờ lẫn điện thoại nên muốn nhờ cô ấy cho tôi mượn điện thoại gọi về nhà một cuộc.
Cũng may nhân viên lễ tân người Huế rất tốt bụng, hỏi han một lát rồi còn đưa cho tôi mấy cốc nước mát, bảo tôi và Nghiêm uống đi rồi gọi điện thoại sau.
Cổ họng tôi khát khô, nói cảm ơn rồi tu một hơi hết sạch cả cốc, Nghiêm thì lịch sự hơn, anh ta chỉ uống hai ngụm rồi cầm điện thoại gọi về công ty. Thế nhưng giờ ấy đã muộn, không có ai trực nên không có người nghe máy, anh ta gọi ba cuộc đều không được nên đưa lại điện thoại cho tôi.
Tôi bắt đầu sốt ruột, nhỏ giọng nói với anh ta: “Hay là mình báo công an đi”.
“Phiền lắm. Tôi mệt, bây giờ chỉ muốn ngủ một giấc”.
Lúc này, tôi mới để ý mặt anh ta đã bắt đầu đỏ lên, tròng mắt cũng tràn đầy tơ m.áu. Nghiêm bị dị ứng lại dầm cả đêm ngoài trời như thế, sốt lại là đúng, nhưng chúng tôi không gọi được anh Nhân nên cũng chẳng biết phải làm sao:
“Anh bị dị ứng thế thì phải đi bệnh viện chứ? Ngủ một giấc sao khỏi được, lỡ càng ngày càng nặng hơn rồi suy hô hấp thì sao?”. Tôi giũ giũ ống quần đầy bùn và cỏ may, nhìn anh ta: “Tôi biết anh không muốn làm ảnh hưởng đến lãnh đạo tỉnh, chuyện bị dị ứng ở nhà hàng với cả bị cướp ở đây chẳng hay ho gì. Nhưng lúc này sức khỏe mới là quan trọng. Tôi nghĩ cứ báo công an đi, mọi chuyện khác đợi khỏe lại rồi tính tiếp”.
“Sốt liên tục nghĩa là dị ứng nhẹ. Ngủ một giấc là khỏi, không cần đi bệnh viện”. Anh ta vẫn trả lời nhẹ tênh, nghe qua giọng nói cũng không thấy có chút run rẩy nào: “Hoặc cô tìm cách liên hệ với người ở khách sạn đi. Tôi đưa cô đi là để làm những việc này đấy. Nhận 5 triệu tiền lương mỗi ngày thì cũng nên động não nhiều vào chứ?”
“Người ở khách sạn cho mì chính vào thức ăn của anh, giờ tôi gọi cho họ, lỡ đúng người muốn hại anh thì khác gì lạy ông tôi ở bụi này”
Nghiêm liếc tôi: “Bắt đầu thông minh ra rồi đấy. Hít gió trời nhiều nên m.áu lên não nhanh hơn rồi à?”
Lẽ ra lúc này không nên chấp anh ta, nhưng bị xỉa xói như vậy tôi vẫn thầm ghi thù trong bụng. Tôi lục khắp người tìm tiền, sờ được một đồng polime rồi mới ngước lên hỏi Nghiêm:
“Anh bảo bây giờ chỉ cần ngủ một giấc thôi đúng không?”.
“Phải”.
“Thế thì thuê phòng ở đây ngủ một giấc đi. Sáng mai gọi được cho công ty rồi về”.
Anh ta xoay người, chỉ chỉ vào bảng giá phòng ở phía sau quầy lễ tân: “Cô có tiền à?”.
“Có”. Tôi vênh mặt rút ra từ trong túi trong của quần bò ra một tờ polime 200k, số tiền vừa vặn đủ để thuê một phòng. Đem tờ tiền huơ huơ trước mặt anh ta: “Bây giờ tôi giàu hơn anh đấy, anh bảo trả tôi 5 triệu một ngày nhưng còn chưa trả cho tôi đồng nào đâu nhé. Còn tiền của tôi lúc này mới là tiền tươi thóc thật này. Tôi cho anh mượn tiền thuê phòng tối nay, lúc về anh phải trả lại tôi đầy đủ đấy”.
Vẻ mặt Nghiêm lúc đầu hơi ngạc nhiên, sau đó có lẽ vì bộ dạng của tôi quá vênh váo làm anh ta bật cười: “Giấu tiền giỏi thật, bị cướp mà vẫn giữ được một đồng”.
“Chuyện, trước tôi đi xe bus bị móc trộm hết tiền nên giờ hay cất ra một tờ riêng, đề phòng lúc mất tiền thì vẫn còn một khoản để bắt xe về. Thế bây giờ anh có mượn không?”
“Lãi suất bao nhiêu?”
Tôi phổng mũi mạnh dạn tuyên bố: “50%”.
Nghiêm không trả lời, chỉ lập tức đi thẳng vào bên trong quầy lễ tân, dõng dạc dứt khoát nói mấy chữ: “Cho tôi một phòng”.
Kết quả là lúc nhận phòng xong tôi mới thấy hối hận, bởi vì trong người chỉ còn 200k mà dám cho anh ta vay hết, bây giờ tôi chỉ có thể lựa chọn ở cùng phòng với Nghiêm và lại phải nghe anh ta vênh váo sai bảo, hai là như lời anh ta nói, không chọn phương án 1 thì cứ ra hành lang mà ngủ.
Tất nhiên tôi không chọn ra hành lang, nhưng phòng của nhà nghỉ ở đây thực sự rất tệ, ga giường đã ố vàng và cũ, bên trong nhà tắm vòi nước bị han rỉ, nước tí tách chảy mãi rất điếc tai. Tôi quen chịu khổ rồi nên không cảm thấy sao cả, chỉ có Nghiêm là từ khi bước vào phòng có hơi khó chịu, anh ta lẩm bẩm bảo:
“200 nghìn của cô giá trị thật đấy”.
“Có giường để ngủ, có phòng tắm để tắm, còn có cả áo choàng đây này. Ở nhà nghỉ khác làm gì có áo choàng như thế? Tôi thấy 200 nghìn là xứng đáng đấy”.
Anh ta hừ lạnh một tiếng, không thèm đáp mà đi thẳng vào trong phòng tắm. Tôi cứ tưởng người dính đầy bùn đất như thế thì Nghiêm sẽ phải tắm cả tiếng, nhưng 15 phút sau đã thấy anh ta đi ra, sắc mặt xanh rợt.
Tôi lập tức hỏi: “Có chuyện gì thế?”
“Cô bảo trong đầm sen có những thứ gì?”.
“Cua, ốc, cá, ếch, đỉa”.
Anh ta nhìn tôi đăm đăm, ánh mắt gần như nguội tanh nguội ngắt: “Chân tôi có đỉa”.
***
Lời tác giả: Mai là thứ 7 rồi chị em nhỉ? Tớ lại xin phép nghỉ để phục hồi năng lượng nha. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!

Yêu thích: 4.2 / 5 từ (4 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN