Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 11
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
362


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 11


Tôi vội vàng cúi xuống nhìn chân anh ta, đúng thật thấy bắp chân sau của Nghiêm có một con đỉa to tướng đang miệt mài hút m.áu.
Trông nó phình to như vậy chắc đã hút được kha khá m.áu của anh ta rồi, lúc ấy, tôi buồn cười nhưng không dám cười, sợ anh ta xấu hổ nên tôi chỉ giả vờ mặt lạnh hỏi:
“Anh có thấy đau không?”.
“Ban nãy thì không, nhưng giờ thì có”. Nghiêm đứng im như pho tượng, không nhúc nhích, chỉ chăm chú nhìn nét mặt tôi: “Có cách nào để gỡ ra không?”.
“Có. Bình thường đỉa này bám dai, dùng bạ.o lực kéo nó ra thì sẽ chảy m.áu không cầm được. Nên ở quê tôi ai bị đỉa cắn thì thường có hai cách. Một là dùng vôi bôi vào chỗ bị cắn, hai là…”.
Còn chưa nói hết câu, anh ta đã ngay lập tức chọn: “Cách thứ 2 đi”.
Tôi bình thản trả lời: “Cách thứ hai là dùng nước bọt bôi vào chỗ bị cắn. Anh muốn tôi dùng nước bọt của tôi hay nước bọt của anh?”.
“Gì?”.
“Nước bọt của tôi hay nước bọt của anh?”
Có lẽ, đây là lần đầu tiên một tổng giám đốc có thể hô phong hoán vũ như anh ta phải cảm thấy bất lực. Sắc mặt Nghiêm hết xanh lại trắng, suy nghĩ hồi lâu rồi nghiến răng đáp: “Nước bọt của cô”.
Tôi chỉ thiếu điều ôm bụng cười như đ.iên: “Thế thì đợi tôi một lát, tôi xuống lễ tân xin một đôi găng tay đã”.
Nói xong, tôi lập tức mở cửa chạy xuống lễ tân, không những xin một đôi găng tay cao su, còn mượn thêm một lọ dầu gió.
Lúc tôi quay lên thì Nghiêm vẫn không nhúc nhích khỏi chỗ cũ, ngoài vết dị ứng, mồ hôi trên trán còn lấm tấm vã ra, có lẽ từ khi phát hiện ra con đỉa kia rồi phải chịu đựng đến tận bây giờ, sự nhẫn nhịn của anh ta đã chạm đến giới hạn.
Không nỡ trêu anh ta nữa nên tôi chỉ dám tủm tỉm cười trong lòng, đeo găng tay vào rồi ngồi xổm xuống, dùng dầu gió nhỏ vào miệng con đỉa kia: “Đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy đỉa à?”.
“Lần đầu tiên bị nó bám vào người”.
“Cảm giác thế nào?”.
“Theo cô thì tôi nên có cảm giác thế nào?”.
Tôi cười: “Chắc cảm giác bây giờ của anh là muốn bắt hết mấy gã cướp ban nãy, dần cho một trận nhừ tử rồi vứt cho anh Nhân mang lên đồn công an”.
Nghe tôi nói vậy, Nghiêm mới quay đầu lại nhìn tôi, ánh mắt có phần sâu xa. Hình như tôi cũng đã bắt đầu quen với việc anh ta hay nhìn mình kiểu này nên bảo: “Không phải à? Không phải thì thôi, tôi cũng chỉ đoán bừa thế thôi”.
Anh ta quay đi: “Cô không sợ đỉa à?”
“Không. Ở quê tôi, bị đỉa cắn là chuyện bình thường lắm, cứ lấy nước bọt nhỏ vào miệng nó là được”. Nói đến đây, tôi hơi dùng lực lôi mạnh con đỉa, nó đã hút m.áu no nên chỉ cần giật mấy cái là ra được, nhưng má/u từ vết cắn cũng ngay lập tức trào ra.
Tôi lập tức ấn chặt miệng vết thương để cầm m.áu: “Lấy ra được rồi”. Tay còn lại giơ con đỉa đang ngoe nguẩy lên: “Nó hút được bao nhiêu m.áu của anh đây này”.
Thân thể anh ta ngay lập tức run lên: “Đem vứt đi”.
“Thế thì anh cúi xuống, tự ấn vết thương đi để tôi đi vứt đỉa. Ấn chặt vào thì máu mới không chảy nữa nhé”.
“Có cần bôi nước bọt nữa không?”.
Lần này tôi không nhịn được, phì cười: “Không cần nữa. Cứ ấn chặt thế này là được”.
“Cô cười cái gì?”.
“Tôi cười con đỉa”.
“Tôi thấy cô đang cười tôi”.
“Làm gì có, tôi cười con đỉa thật mà”. Tôi vội vàng đứng lên: “Tôi đi vứt đỉa đây, anh nhớ ấn chặt vết thương vào đấy”.
Sau đó cố tình làm lơ ánh nhìn sắc như d.a/o của anh ta, vội vàng chạy biến xuống tầng 1.
Xử lý xong con đỉa, quay lên thì Nghiêm đã đi tắm lần nữa rồi, lúc anh ta đi ra thì cả người đã trở nên sạch sẽ khoan khoái, chân cũng không còn chảy m.áu. Tôi cứ tưởng ít ra anh ta sẽ nói với tôi một lời cảm ơn, nhưng Nghiêm chỉ bảo tôi đi tắm, còn không quên dặn tôi phải giặt sạch quần áo của anh ta treo lên.
Tôi đang định phản bác thì anh ta đã ngay lập tức chặn họng: “5 triệu”.
Nghe xong, tự nhiên tôi cũng thấy việc bắt đỉa và giặt quần áo cho ông chủ cũng dễ chịu nhẹ nhàng, lập tức cười tít cả mắt rồi vội vàng vào trong phòng tắm. Nửa tiếng sau đi ra thì thấy Nghiêm vẫn đang đứng trước cửa sổ, mà đêm nay mệt rã rời thế này thì lẽ ra anh ta đã phải đi ngủ rồi.
Nghe tiếng động, Nghiêm quay đầu bảo tôi:
“Cô giũ sạch sẽ chăn chiếu rồi lăn mấy vòng trên giường đi”.
“Để làm gì ạ?”.
“Ga giường có mùi mốc, cô lăn trên đó để mùi của cô át đi mùi ga giường”.
“Mùi của tôi dễ chịu hơn mùi ga giường à?”.
“Không, gần như nhau”. Anh ta nhăn nhó đáp: “Nhưng dù sao tôi cũng quen ngửi mùi trên người cô hơn mùi ẩm mốc”.
Tôi khẽ xùy một tiếng, lòng rõ ràng cảm thấy Nghiêm đòi hỏi hơi ‘quái dị’, nhưng nghĩ anh ta trước giờ chỉ quen ở biệt thự triệu đô, ra ngoài cũng ngủ phòng tổng thống của khách sạn 5 sao. Giờ phải ở nhà nghỉ 200k thế này có lẽ cũng miễn cưỡng lắm rồi, thế nên tôi vẫn giũ sạch sẽ chăn gối, lại trèo lên giường lấy tay phủi hết lại ga giường một lượt. Xong xuôi mới hỏi:
“Anh có chắc là chỉ cần ngủ một giấc sẽ khỏi dị ứng không?”.
“Không thì cô ngủ cùng tôi nhé?”.
Tôi lập tức theo phản xạ ôm cứng lấy hai vai, nhìn anh ta đầy vẻ đề phòng. Nghiêm thấy vậy thì hơi buồn cười: “Tưởng thật đấy à?”.
Tôi gật gật, lại cảm thấy không đúng lắm nên nói: “Không, nhưng chắc tại vì ban nãy vừa gặp chuyện nên nhìn ai cũng thấy đề phòng”.
Lúc này, Nghiêm mới dời mắt nhìn kỹ tôi từ đầu đến chân. Mới tắm xong nên người tôi không còn bẩn thỉu nhếch nhác như ban nãy, vạt áo choàng ngủ cũng đã được buộc chắc chắn. Cả tôi với anh ta đều mặc áo của nhà nghỉ, lại ở chung một phòng, trông có vẻ giống một cặp tình nhân.
Mà cộng thêm ánh mắt này của anh ta hơi mất tự nhiên, ấp úng hỏi: “Anh nhìn tôi làm gì?”.
“Ban nãy sợ lắm à? Lúc ở trên xe ấy”.
“Sợ chứ. Tôi mới 22 tuổi thôi, đời còn dài lắm. Gặp chuyện như thế mà nói không sợ thì là nói dối”
“Vết rách ở trên cổ là bị gã kia cầm d.a.o rạch vào à?”.
Tôi gật đầu, chẳng hiểu sao ban nãy không cảm thấy có vấn đề gì, giờ anh ta hỏi lại thấy hơi tủi thân, mà trái tim bỗng dưng cũng có cảm giác ấm áp: “Ừ, hắn cầm d.a/o dọa tôi. Bảo tôi muốn sống thì nằm im, nhưng người hắn ghê quá, đụng chạm vào cũng có cảm giác không chịu nổi, nên tôi chống cự”.
“Ấu trĩ”. Anh ta quay đầu đi chỗ khác, mắng tôi bằng chất giọng không cảm xúc: “Lúc phải lựa chọn giữa sống và c.hế.t, thì người ta nên chọn sống, bằng cách nào cũng phải sống. Mạng mới là thứ quý giá nhất, không còn mạng thì thứ gì cũng vô giá trị”.
“Anh nói đúng”. Tôi cười: “Cảm ơn anh vì lúc đó đã không chạy để giữ mạng mà vẫn chọn cứu tôi”.
“Có cứu cô thì tôi cũng vẫn giữ được mạng như thường. Chỉ có cô là nếu không được cứu thì giờ chỉ còn mỗi cái xá/c thôi”.
“Nói cũng phải. Thế thì 200 nghìn tiền tôi cho anh mượn hôm nay tôi không tính nợ nữa. Tôi bao phòng này để cảm ơn anh nhé? 200 nghìn với tôi là số tiền lớn lắm, anh đừng có từ chối đấy”.
Nghiêm lườm tôi một cái sắc lẹm: “Phiền quá, ngủ đi”.
Tôi cười hì hì, ôm một chiếc gối xuống đất ngủ. Có lẽ vì mệt, cũng có thể vì tinh thần căng thẳng cả buổi tối nên đặt lưng xuống là tôi lập tức ngủ luôn, đến nửa đêm, vì nghe tiếng cựa mình mãi trên giường nên tôi mới tỉnh dậy.
Ló đầu lên mới thấy Nghiêm cứ xoay ngang xoay dọc mãi, mắt anh ta vẫn nhắm, gương mặt thì vừa đỏ vừa vã mồ hôi, có lẽ là dị ứng nên sốt cao, anh ta khó chịu.
Tôi đắn đo suy nghĩ một lát rồi cũng ngồi dậy, rón rén đi lại gần sờ đầu anh ta, thấy da thịt của Nghiêm nóng như than, lại đành phải vào nhà tắm giặt khăn ấm đem đắp lên trán anh ta để hạ sốt.
Có người động vào như vậy mà Nghiêm vẫn không tỉnh, anh ta mê man rên ư ử như ch.ó con bị ốm, sau đó có mấy lần còn nói sảng gì đó. Tôi nghe không rõ lắm, chỉ biết ngồi bên cạnh nhìn anh ta, đợi khi khăn nguội lạnh lại đi giặt rồi đắp lên lần nữa, qua 3, 4 lần như vậy thì rút cuộc Nghiêm cũng hạ sốt, mồ hôi trên người bắt đầu vã ra.
Lau mặt cho anh ta xong xuôi cũng đã gần 3 rưỡi sáng, mí mắt tôi gần như trĩu cả xuống, lại sợ Nghiêm sốt lại nên không dám xuống đất ngủ nữa, tôi nằm luôn dưới đuôi giường rồi nhắm mắt thiếp đi luôn.
Tôi mơ mơ màng màng ngủ rất lâu, mãi tới khi cảm nhận có ai đó đạp vào mạng sườn mới trở mình, xoay lưng lại rồi tiếp tục nhắm mắt. Ở phía bên kia, Nghiêm dường như cũng phát hiện ra vừa đạp nhầm phải tôi nên hơi ngạc nhiên, anh ta lập tức bật dậy, nhìn nhìn tôi mấy giây rồi lẩm bẩm mắng:
“Tự nhiên trèo lên đây làm gì?”
“Có mỗi cái giường, không nằm đây thì nằm ở đâu”. Đầu óc tôi không tỉnh táo, lại cứ ngỡ mình đang nằm cùng Hoài: “Bác sĩ bảo em cựa ít thôi, xương chưa lành. Nằm xuống ngủ thêm lát nữa đi, chị cũng ngủ thêm một lúc, 5h còn dậy đi làm nữa”.
“…”
“Đạp xe hơn 8 cây số mỏi chân c.hế.t đi được”.
Người còn lại ở trên giường không nói gì, tôi cũng không để ý, lại chìm vào giấc ngủ. Đến khi mặt trời ở bên ngoài khung sửa sổ cũ mèm bắt đầu lên cao, ánh nắng chói chang chiếu thẳng vào mặt tôi, tôi mới uể oải dụi dụi mắt, vừa quay người đã thấy Nghiêm đang nằm quay lưng về phía tôi.
Trên đầu tôi bỗng dưng có thêm một chiếc gối, anh ta cũng không nằm dọc nữa mà nằm ngang theo chiều của tôi, hình như vẫn còn ngủ say nên bờ vai đều đều lên xuống theo từng nhịp thở.
Tôi rón rén bò lại gần, đưa tay sờ lên trán anh ta, nhưng lần này vừa chạm đến thì Nghiêm đã mở mắt: “Làm gì thế?”.
“À…”. Bị bắt tại trận nên tôi hơi xấu hổ: “Tôi thử xem anh còn sống không?”.
“Sợ không ai trả cho cô 10 triệu đêm qua mới được thưởng à?”.
“Vâng, không có ai làm chứng, lỡ anh có chuyện gì thì không có ai biết để trả cho tôi”.
Anh ta biết tôi nói đùa nên không thèm chấp, chỉ chống tay ngồi dậy rồi hỏi tôi mấy giờ rồi. Khi tôi nói 8h, Nghiêm mới bảo tôi đi mượn điện thoại của lễ tân, lần này anh ta gọi về công ty, chỉ một cuộc đã có người nghe máy, sau đó rất nhanh có một chiếc xe đến tận nhà nghỉ tồi tàn này để đón chúng tôi.
Anh Nhân vừa xuống xe đã hớt ha hớt hải chạy lại nói: “Sếp có sao không? Em cứ nghĩ tối qua sếp mệt nên ngủ trong phòng, cũng không gọi kiểm tra lại. Sáng nay đang định hỏi sếp ăn sáng gì thì thấy công ty gọi điện. Sao anh lại bị lạc ra tận chỗ này?”
Nghiêm không trả lời, chỉ bảo anh Nhân chở đến bệnh viện. Lúc này, anh Nhân cũng phát hiện ra trên người Nghiêm vẫn còn vết mẩn đỏ dị ứng, cũng không dám lắm lời nữa, lập tức lái xe một mạch đến bệnh viện quốc tế Huế.
Anh ta khám ở khu VIP nên thủ tục rất nhanh, chỉ 15 phút sau đã được chuyển đến phòng bệnh và truyền dịch. Trước lúc ngủ, Nghiêm có dặn dò công việc cho anh Nhân, nhưng vẫn không đả động gì đến chuyện chúng tôi bị cướp. Anh Nhân tò mò không yên nên lát sau mới kéo tay tôi ra ngoài hành lang hỏi:
“Em kể cho anh nghe xem nào? Sao em lại đi với sếp ra tận ngoại thành? Mà hai người ai cũng xước xát đầy mình nữa. Có chuyện gì thế?”.
Tôi nghĩ sớm muộn gì Nghiêm cũng sẽ bảo anh Nhân xử lý vụ chúng tôi bị cướp trên xe taxi kia nên đáp:
“Tối qua anh Nghiêm bị dị ứng. Em định đưa anh ấy đi bệnh viện, nhưng lúc gọi taxi thì lại đi đúng xe của bọn cướp anh ạ”.
“Gì cơ? Cướp á?”
“Vâng. Em với anh Nghiêm bị chở ra ngoại thành, tiền với điện thoại cũng bị cướp hết rồi. Bọn em chạy, mà trời tối nữa nên mới bị xước hết người đấy chứ. Tối qua gọi về công ty cũng không liên lạc được, nên em với anh Nghiêm ở tạm nhà nghỉ”.
Vẻ mặt anh Nhân vô cùng khó coi, cứ lẩm bẩm tự trách mình không chú ý đến sếp, còn bảo nếu thật sự hôm qua Nghiêm có vấn đề gì thì anh ấy sẽ ân hận suốt đời.
Tuy tôi tiếp xúc với anh Nhân không nhiều, nhưng tôi có cảm giác anh ấy không chỉ là một người tài xế, mà còn rất trung thành và tận tâm. Thế nên tôi mới an ủi:
“Bọn em không sao rồi mà. Giờ chắc anh Nghiêm truyền dịch là ổn, còn công việc của tập đoàn với chương trình Vinh danh nhân tài toán học nữa, anh đã sắp xếp được chưa?”.
“Ban nãy anh gọi điện thoại về dặn mọi người rồi. Việc của ai thì người ấy cứ thế mà làm ấy mà. Cũng may mà ngày mai mới tổ chức, hôm nay thì chỉ đến chỗ trường quay để làm việc với ekip và bên lãnh đạo tỉnh chút thôi. Để cái Như đi là được”.
“Vâng”
Tôi nghĩ nghĩ một lúc, lại nói: “Em thấy việc đồ ăn của anh Nghiêm có mì chính không bình thường lắm. Nếu anh có thời gian, hay là thử kiểm tra lại xem bên đầu bếp nhà hàng bỏ nhầm hay là do có người nào đó cố tình nhé”.
“Ừ. Anh biết rồi, để anh xem. Nhưng chuyện này bình thường cũng không thiếu đâu, phần lớn do người khác cố tình. Thế nên mỗi lần đi đâu bọn anh vẫn cẩn thận vụ ăn uống của sếp lắm, lần này có cái Như xuống tận bếp giám sát rồi, không hiểu sao vẫn còn thế”.
“Chị ấy có tin được không anh?”.
Anh Nhân quay sang nhìn tôi: “Lâu nay thì không vấn đề gì. Một năm nay Như làm thư ký cho anh Nghiêm, bọn anh đi công tác cùng nhiều rồi mà. Không có vấn đề gì cả”.
“À…”. Tôi cười cười, gần như hiểu ra: “Thế là lần này chỉ có em là người lạ thôi hả?”.
“Không, ý anh không phải thế, em đừng nghĩ linh tinh. Thôi cứ để anh thử tìm hiểu xem thế nào, có kết quả thì anh sẽ nói cho em biết. Thế được không?”.
Tự nhiên lòng tôi lại nguội tanh nguội ngắt, tôi nghĩ dù có là ai thì tôi cũng chẳng muốn biết nữa, tâm tôi ngay thẳng, không phải tôi làm là được. Thế nên sau đó tôi chỉ đáp mỗi một chữ: “Vâng”.
Nghiêm ở lại bệnh viện truyền dịch đến tận chiều hôm đó, vết dị ứng đã lặn hết, mà sức khỏe anh ta cũng ổn nên được xuất viện. Khi chúng tôi về đến khách sạn thì anh Nhân đã làm lại hai chiếc sim mới, cũng đưa cho tôi một cái điện thoại mới.
Thấy điện thoại này đắt tiền quá nên tôi định không nhận, nhưng Nghiêm nói: “Cứ nhận đi, tiền mua điện thoại không trừ vào lương cô”.
“Điện thoại cũ của tôi là iphone 6, mua cho tôi lại một chiếc như thế là được. Các anh mua máy đắt tiền thế tôi không dám nhận đâu”.
“Cứ coi như phần thưởng cho việc bắt đỉa đi”. Anh ta ngồi xuống sofa, định cầm cốc rượu lên uống, nhưng nghĩ sao lại đổi sang nước lọc: “Bình thường cô thích tranh thủ đòi thêm tiền thưởng lắm mà, sao bắt đỉa cho tôi lại không đòi?”
“Vì tôi vừa đòi được 5 triệu tiền kéo anh lên từ đầm sen rồi, đòi nữa sợ nghẹn cổ c.hế.t mất. Với cả sau đó anh cũng cho tôi thêm 5 triệu tiền dọn giường nữa đó thôi. Chừng ấy tiền thưởng là đủ rồi”.
Nghiêm lườm tôi một cái: “Biết đủ sớm thế? Có muốn kiếm thêm không?”.
“Tôi cũng có đạo đức nghề nghiệp đấy”. Tôi nhìn nhìn anh ta, lại hỏi: “Anh định giao cho tôi việc gì?”.
Nghiêm hơi buồn cười: “Sao bảo có đạo đức nghề nghiệp? Không biết đủ nữa à?”.
“Nhưng có việc chân chính thì cũng phải tranh thủ kiếm thêm chứ? Không làm việc trái lương tâm là được, anh có việc gì cần thì sai bảo đi, nếu có thể làm được thì tôi làm ngay”.
“Trong tủ lạnh có đồ ăn, cô nấu cơm đi. Món nào dễ nuốt là được”.
Đây là phòng tổng thống, bếp rộng bằng cả phòng của tôi, bên trong có đầy đủ thực phẩm và gia vị. Có lẽ Nghiêm không tin tưởng đầu bếp của khách sạn nữa nên mới bảo tôi nấu, cũng không phải việc khó khăn gì, chỉ là tôi không giỏi như đầu bếp của anh ta nên mới bảo:
“Tôi nấu không ngon, mà cũng không biết phải nấu sao để giữ nguyên dinh dưỡng trong thực phẩm đâu. Sợ anh nuốt không nổi”.
“Bình thường tôi kén cá chọn canh lắm à?”.
Tôi thật thà gật đầu: “Lúc tôi mới đến làm thì mức độ là 100, về sau giảm dần, chắc giờ tầm khoảng 50”.
Nghiêm lập tức sầm mặt: “Đi nấu đi, ăn được là được”.
Tôi cười hì hì, không lắm lời nữa, vội vàng đi thẳng vào bếp nấu cơm. Tủ lạnh đầy ắp đồ ăn tươi, tôi chọn đại vài thứ đem ra nấu. Nghiêm thì tranh thủ đứng dậy làm việc, lát sau, tôi nghe loáng thoáng tiếng mở cửa phòng anh ta, sau đó là giọng của chị Như.
Phòng bếp với phòng khách ngăn cách bằng một vách tường và cửa kính mờ, tôi lại đang ngồi chờ canh sôi nên không phát ra âm thanh gì. Chị Như và Nghiêm bàn chuyện công việc ở bên ngoài, toàn nói đến số liệu rồi hạ tầng kỹ thuật gì đó nên tôi có nghe thì chỉ như vịt nghe sấm, mãi sau, lúc vừa đứng dậy định bỏ rau vào nồi thì bỗng dưng chị Như lại hỏi:
“Nghe nói cả ngày nay anh phải đến bệnh viện truyền dịch, tối qua đi dạo bị cảm gió hả anh?”.
“Không, bị dị ứng đồ ăn”.
“Đồ ăn hôm qua em đã bảo đầu bếp chế biến riêng, mì chính không bỏ vào, mà những thứ lạ cũng không có, chỉ có những đồ bình thường anh hay ăn thôi, sao lại dị ứng được nhỉ? Em có giám sát cho đến khi họ bưng ra khỏi bếp rồi mà”.
“Tôi cũng không rõ”. Nghiêm trả lời bằng giọng nhẹ tênh: “Nhưng trong đồ ăn có mì chính nên mới dị ứng”.
“Vậy truyền dịch như thế có yên tâm được không anh? Hay là để em liên hệ với bác sĩ của anh, để họ bay vào luôn bây giờ để kiểm tra cho anh nhé?”
“Không cần đâu. Lần này tôi ăn ít nên truyền dịch là đủ rồi. Chuyện tôi bị dị ứng tốt nhất đừng để người ngoài biết, người bên ủy ban tỉnh biết được cũng chẳng hay ho gì”.
“Vâng”. Chị Như chần chừ một lát rồi lại hỏi: “Mọi lần đi công tác không việc gì, mỗi lần này là có vấn đề như thế, trong khi đã có giám sát kỹ càng. Em nghĩ cũng nên điều tra rõ là người nào làm, để tránh có lần sau”.
“Cô nói xem có thể là ai?”
“Em cũng không dám chắc, nhưng nếu tính người trong đoàn chúng ta thì chỉ có một người lạ thôi. Em cũng không rõ vì sao anh cho bạn ấy đi cùng, nhưng lần này có thêm bạn ấy mà lại xảy ra chuyện, anh cũng nên cẩn thận”.

Yêu thích: 4.2 / 5 từ (4 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN