Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 9
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
365


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 9


Cuối cùng, tâm lý đề phòng lo sợ của người nghèo vẫn không thể thắng nổi sức hấp dẫn của đồng tiền. Khi nghe nói đến mức lương mỗi ngày 5 triệu, mà còn không trừ vào tiền nợ thì lòng tôi như nhảy nhót cả lên, vội vàng đồng ý ngay:
“Mỗi ngày 5 triệu ấy ạ?”.
Nghiêm nhìn ánh mắt sáng rực của tôi, hơi buồn cười: “Ừ, làm tốt có thể được thưởng thêm”.
“Bao giờ thì bắt đầu ạ? Ngoài tháo vát ra thì có còn yêu cầu gì khác không?”.
“Thường chỉ là làm trung gian liên hệ giữa tập đoàn và ekip sản xuất, phụ sắp xếp các việc lặt vặt. Tôi nói rồi, cô yên tâm, tôi biết trí tuệ cô có hạn nên không sắp xếp những việc phải dùng nhiều đầu óc cho cô đâu”. Anh ta đứng lên, vỗ vỗ vai tôi: “3 ngày nữa xuất phát, nếu muốn đi thì chuẩn bị đi”.
Từ nhỏ đến lớn, ngoài xuống Hà Nội đi làm thuê và lên cửa khẩu tìm Huy ra thì tôi chưa từng được đặt chân đến tỉnh nào khác. Lần này được đi Huế tôi thích lắm, nghe nói ở đó có cố đô, sông Hương, cầu Trường Tiền gì đó, vừa được đi mở mang tầm mắt lại vừa có tiền xoay sở sinh hoạt của hai chị em nên tôi rất háo hức, chỉ là để Hoài ở một mình trong viện thì tôi không yên tâm.
Có điều, khi tôi nói với nó về vấn đề này thì Hoài cứ xua tay:
“Có cơ hội tốt như thế thì chị đi đi chứ. Đi cho biết. Em đang ước được đi Huế mà còn chưa được đi lần nào đây này. Chị cứ đi đi, em ở đây có các cô y tá chăm rồi, cần gì thì em gọi các cô ấy, chị không phải lo cho em đâu”.
“Nhưng mà lỡ xảy ra việc gì thì về không kịp. Giống như lần chị đang ở cửa khẩu ấy, vội vàng bắt xe về, ngồi trên xe chỉ sợ chị về không kịp thôi”.
Con bé nắm lấy tay tôi, vành mắt thì hơi đỏ lên, nhưng miệng vẫn toe toét cười: “Lúc đó ở nhà dột nát quá mới sập, chứ bệnh viện to tướng thế này, còn xây bao nhiêu tầng nữa, sập làm sao mà sập. Chị cứ đi đi”.
Sau đó, Hoài phải thuyết phục tôi mãi, hứa sẽ chăm sóc tốt bản thân, có gì sẽ gọi ngay cho tôi, tôi mới yên tâm để con bé một mình ở viện để đi theo Nghiêm.
Người ở tập đoàn Vĩnh Nghiêm đi cùng anh ta đợt này có 5, 6 người, trong đó có cả anh Nhân. Hình như lúc đăng ký vé máy bay thì mọi người đã biết có tôi đi ké rồi, nhưng lúc gặp tôi ở sân bay, ai cũng nhìn tôi như kiểu người ngoài hành tinh vậy, nhất là các chị con gái, thấy tôi quê mùa thì ánh mắt có vẻ hơi mỉa mai.
Anh Nhân ghé tai tôi nói nhỏ: “Sao tên trong chứng minh thư của em khác tên em đọc cho anh hôm trước thế? Hôm em chụp gửi chứng minh thư cho anh, anh tưởng em gửi nhầm của người khác cơ”.
“À… ở quê bố mẹ em hay gọi tên Ninh, còn tên đi học là Xuân. Nhưng anh cứ gọi em là Ninh đi cho dễ”. Tôi nhìn quanh đoàn người, thấy bọn họ ai cũng có vẻ tri trức và tháo vát cả, tự nhiên lại thấy nghi hoặc, chẳng biết cả một tập đoàn lớn nhiều người như thế, Nghiêm còn cần tôi làm gì: “Các anh chị ấy cũng vào Huế để tài trợ chương trình Vinh danh nhân tài toán học hả anh?”.
“Ừ, lần này là thi chung kết, chủ tịch tỉnh có thư mời đơn vị tài trợ phần thưởng của chương trình nên sếp Nghiêm mới phải bay vào, bọn anh cũng phải đi theo. Bình thường chỉ cần một người vào là được, nhưng kiểu chương trình này chọn ra được nhân tài cho tỉnh nên người ta coi trọng lắm, mà nhất là tập đoàn mình tài trợ rất nhiều tiền nữa nên họ càng quý”.
“À, ra là thế, em hiểu rồi”.
“Nhưng mà này, sếp Nghiêm bảo em đi làm gì thế?”.
“Anh ấy bảo em đi để sắp xếp mấy việc lặt vặt giữa tập đoàn với ekip chương trình, em cũng chưa rõ là việc gì cơ”. Nói tới đây, tôi lại hỏi: “Anh có biết việc đó là việc gì không?”.
Anh Nhân ậm ừ một lát rồi cũng nói qua loa đại khái, bảo ở trong đó thường người ta sẽ làm hết rồi, bọn tôi sẽ chỉ ngồi ghế đại biểu, hoặc là bàn bạc với bên chương trình để thống nhất trao quà các thứ, ngoài ra, chắc Nghiêm muốn tôi đi để làm mấy việc như set up lại logo biển hiệu của tập đoàn khi quay chương trình.
Tôi ù ù cạc cạc gật đầu, sau đó lẽo đẽo theo đoàn người đi lên máy bay. Lần đầu tiên đi máy bay thì tôi bị say, nôn thốc nôn tháo từ lúc bắt đầu cất cánh đến lúc hạ cánh, thành ra lúc vào đến Huế cũng chẳng kịp ngắm đường xá phố phường gì mà chui vào phòng nằm bẹp luôn, mãi đến chiều tối, khi có điện thoại gọi đến tôi mới lồm cồm dậy nghe máy.
“Alo ạ”.
“Lần này Nghiêm vào đó có những ai là phụ nữ đi theo?”.
Người ở đầu dây bên kia không xưng tên, nói không có chủ ngữ vị ngữ, nhưng tôi nghe giọng cũng lờ mờ đoán được là ‘mẹ hai’ của anh ta. Tuy nhiên, tôi vẫn giả vờ hỏi: “Xin lỗi ai đấy ạ?”.
“Nghe giọng không nhận ra à? Bà chủ của cô chứ còn ai nữa”
“Bà chủ ấy ạ?”. Tôi làm như suy nghĩ một lúc xong mới nhớ ra: “Chị Ngọc phải không ạ?”.
“Ngoài tôi ra thì còn ai là bà chủ? Nói đi, lần này vào trong đó có ai là phụ nữ đi theo?”.
“Có hai chị làm ở phòng kinh doanh và marketing, với một chị nữa, sao thế hả chị?”.
“Hai con tóc dài, người dong dỏng cao, một con đeo kính phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Để ý xem mấy con đó có ve vãn Nghiêm không? Nhất là con đeo kính. Nếu có thì báo ngay cho tôi. À đúng rồi, tối nay Nghiêm ngủ phòng nào, ngủ với ai thì cô cũng phải theo dõi, có thông tin gì thì nói”
“Chị ơi, em nói từ hôm trước rồi, em chỉ làm công việc của em, chuyện của anh Nghiêm em không dám tham gia đâu ạ. Anh ấy mà biết thì kiểu gì cũng đuổi việc em mất”.
“50 triệu”.
Số tiền mua chuộc lớn như thế nhưng tôi vẫn lắc đầu: “Ý em không phải là muốn vòi vĩnh tiền, mà là em thấy nếu thấy cứ theo dõi anh Nghiêm như thế thì anh ấy cũng nghi ngờ. Thôi để em xem thế nào, nếu có vấn đề gì em báo chị được không ạ?”.
Có lẽ sau lần trước, chị ta cũng biết không thể mua chuộc được tôi nên cũng không ép, chỉ dặn tôi có gì thì báo, chị ta sẽ không để tôi thiệt thòi. Tôi thì cứ vâng vâng dạ dạ rồi cúp máy, trong lòng lại thầm nghĩ tôi có rỗi hơi đâu mà đi làm gián điệp cho bà ta. Tư tưởng của chị ta đã thối nát loạn luân rồi còn muốn kiểm soát cả ‘con chồng’, khiến người ta cũng phát mệt.
Buổi tối, anh Nhân gọi điện thoại đến bảo tôi xuống nhà hàng để ăn cùng mọi người. Đây là khách sạn 5 sao cao cấp nên thứ gì cũng xịn, đồ ăn ngon ngập tràn cả bàn. Các chị đi trong đoàn có vẻ coi thường tôi nên suốt cả buổi chỉ nói chuyện với nhau, không ai hỏi tôi câu nào, có mấy lần tôi bắt chuyện thì cũng giả vờ lơ đi. Chỉ có anh Nhân gắp cho tôi thứ này thứ kia, bảo tôi cứ ăn đi, không phải ngại.
Tôi gật đầu, cũng không muốn cố làm quen với mấy người kia nên chỉ hỏi: “Sếp Nghiêm không ăn hả anh?”.
“Anh ấy ăn riêng trên phòng. Sếp là tổng giám đốc, ăn cùng với bọn anh sao được? Với cả anh ấy có chế độ dinh dưỡng riêng mà, em quên à?”
“Vâng”.
Tôi không hỏi nữa, chỉ cúi đầu ăn uống, nhưng ăn mấy miếng lại phát hiện ra đồ ăn này hơi ngọt, không phải ngọt vị đường mà là ngọt bởi vị mì chính. Chẳng biết sao tự nhiên trong lòng tôi lại có cảm giác hơi bất an:
“À em quên mất, lần này đi trong đoàn có đầu bếp riêng của anh ấy hay là người nào sắp xếp việc ăn uống của anh ấy không anh?”.
“Có mà, cái bạn đeo kính ngồi ở bên kia kìa. Bạn ấy là thư ký của sếp Nghiêm, việc ăn uống của sếp thì bạn ấy lo rồi. Em không cần phải lo đâu”.
“À… vâng. Thảo nào từ lúc gặp đến giờ em thấy chị ấy chăm sóc anh Nghiêm cẩn thận lắm, cái gì cũng biết, mà có vẻ hiểu anh Nghiêm nữa”.
“Thư ký phải biết rõ những việc ấy chứ. Với lại cái Như tinh ý lắm, mới làm thư ký cho anh Nghiêm hơn 1 năm thôi mà sắp xếp việc đâu ra đấy phết. Có bạn ấy thì anh Nghiêm đỡ đi được nhiều việc đấy”.
“Vâng ạ”.
Mặc dù anh Nhân khen chị Như kia hết lời, nhưng từ lúc gặp đến giờ chị ấy cứ thỉnh thoảng nhìn tôi, gương mặt không biểu cảm khinh chê rõ rệt như hai người còn lại, nhưng ánh mắt lại có chút dò xét. Cộng thêm cả việc ‘mẹ hai’ của Nghiêm nói phải để ý nhất đến chị ấy, nên thành ra tôi cứ có cảm giác chị Như này không được bình thường cho lắm.
Sau đó, vì không có tâm trạng ăn thêm nên tôi chỉ ăn qua loa vài miếng rồi đứng lên, vòng vèo qua mấy dãy hành lang rồi vẫn quyết tâm đến phòng của Nghiêm gõ cửa. Lúc anh ta ra mở cửa, tôi mới hỏi:
“Anh ăn cơm chưa?”.
Nghiêm khẽ nhíu mày: “Đang ăn, sao thế?”.
“Ban nãy tôi ăn cơm dưới nhà hàng thấy có vị mì chính, không biết cơm của anh người ta có chế biến riêng, không bỏ mì chính vào không. Nên tôi lên đây hỏi thử xem”.
Bình thường Nghiêm bị dị ứng với mì chính, chú đầu bếp trong nhà luôn nhắc nhở chúng tôi điều này. Đây là lần đầu đi theo anh ta đi xa, mà cũng không rõ chị thư ký kia có nhớ để dặn nhà hàng không nên tôi mới lên hỏi. Nghiêm nghe xong thì im lặng suy nghĩ vài giây, rồi đột nhiên đưa cánh tay lên:
“Hình như là bị dị ứng rồi”.
Tôi thấy trên bắp tay anh ta xuất hiện mấy vết đỏ như muỗi cắn thì cũng hơi sốt ruột: “Bình thường anh bị dị ứng có nặng không?”
“Không nặng lắm. Ăn khoảng 2g thì nằm viện 1 tháng là khỏi”.
“Gì ạ?”.
“2 gam mì chính thì nằm viện khoảng 1 tháng”
Lúc này rồi mà vẫn còn ăn nói gợi đòn như thế, tôi tức mà không làm gì được, lại sợ tự nhiên anh ta lăn đùng ra sốc phản vệ nên vội vàng bảo: “Thế thì bây giờ đi bệnh viện khám xem thế nào. Ở bệnh viện có thuốc với bác sĩ tiêm truyền, chắc sẽ thải độc nhanh hơn. Anh thay đồ đi, tôi xuống nhà hàng gọi anh Nhân”
“Mình tôi với cô đi là được rồi, không cần gọi người khác. Đứng đợi ở đây đi, tôi đi thay đồ”.
“Có mọi người đi cùng vẫn tốt hơn chứ? Nhỡ cần phải đỡ anh, tôi không đỡ được, mà đường xá, bệnh viện trong này tôi cũng không biết gì. Tôi thấy vẫn nên gọi anh Nhân cho yên tâm”.
Nghiêm dừng bước nhìn tôi: “Vận động não chút đi được không?”.
“Dạ?”.
“Lần này vào theo lời mời của lãnh đạo tỉnh, khách sạn này cũng do họ sắp xếp, việc nhỏ có thể giải quyết được thì cứ im lặng mà giải quyết. Giờ làm ầm ỹ rồi truyền ra ngoài thì họ sẽ khó xử, hiểu không?”.
“À…”. Tôi nghĩ nghĩ một lát, lại cảm thấy đúng là người có tư duy, ngay cả lúc này vẫn suy nghĩ được chu toàn. Hơi xấu hổ đáp: “Vâng, tôi hiểu rồi”.
“Chờ một chút, tôi thay đồ rồi ra ngay”.
Vì để che mấy vết dị ứng trên cánh tay mà Nghiêm vẫn mặc sơ mi chỉnh tề, lúc cùng tôi đi thang máy xuống tầng một thì lại gặp chị Như đang đứng ở bên ngoài chờ thang.
Chị ấy nhìn tôi một cái rồi nhìn Nghiêm: “Sếp ra ngoài ạ?”.
Mặt mày anh ta vẫn bình tĩnh nhẹ nhàng như thường, Nghiêm gật đầu: “Ra ngoài đi dạo một vòng, không cần đi theo”.
“Vâng ạ. Buổi chiều ở đây mới mưa, gió hơi lạnh, sếp đi sớm còn về nghỉ sớm. Cẩn thận cảm lạnh đấy ạ”.
Anh ta “Ừ” nhẹ một tiếng rồi bước ra ngoài, tôi cũng lẽo đẽo theo sau, lúc đi ngang qua chị Như vẫn thấy chị ấy giữ nụ cười trên môi, nhưng ánh mắt thì lại lạnh xuống, giống như chỉ muốn băm tôi ra thành trăm mảnh vậy.
Ra đến sảnh, tôi mới hỏi Nghiêm: “Chị ấy là thư ký của anh, việc anh bị dị ứng mì chính chị ấy có biết không?”.
“Có biết”
“Vậy tại sao cơm hôm nay của anh vẫn có mì chính?”.
Anh ta cười nhạt: “Người muốn tôi c.hế.t có nhiều lắm, không bằng cách này thì sẽ có cách khác cho mì chính vào thức ăn của tôi”. Nghiêm bước xuống bậc thềm, bước chân vẫn điềm đạm ung dung, sống lưng thẳng tắp: “Nhưng dị ứng mì chính thì không c.hế.t được. Giờ tạm thời không có bằng chứng, không thể kết luận được”
Những chuyện này tôi thật sự không hiểu, trong thế giới của tôi, việc g.iế.t người hay hại người rất xa xôi, tôi chưa từng sống trong nhung lụa giàu sang nên không biết tranh đoạt quyền lực đến sứt đầu mẻ trán là như thế nào.
Tôi không nói nữa, chỉ cùng anh ta ra đường, vẫy một chiếc Taxi rồi trèo lên xe. Người lái taxi này nói giọng Bắc, đeo khẩu trang, lúc xe bắt đầu di chuyển mới hỏi:
“Hai cô cậu đi đâu thế?”.
“Ơ, cháu mới gọi tổng đài ban nãy, có đặt điểm đến rồi mà chú?”.
“Điện thoại tôi bị hỏng loa, ban nãy chỉ nghe được điểm đón là khách sạn Hương Giang thôi, chưa nghe được điểm đến. Cô cậu nói lại giúp tôi với nhé?”
Tôi thấy ông ta cũng thật thà nên nhắc lại địa chỉ, người tài xế gật đầu, vui vẻ lái xe đi. Nhưng chẳng hiểu sao từ khi lên xe thì đầu mày Nghiêm nhíu chặt, anh ta lẳng lặng quan sát tài xế qua gương chiếu hậu, nhìn nhìn một lát rồi lại mệt mỏi nhắm mắt.
Tôi thấy vết mẩn đã lan đến cổ anh ta thì bắt đầu sốt ruột: “Anh khó chịu lắm à?”.
“Hơi hơi”. Anh ta bảo tôi: “Hay là xuống xe đi”.
“Phải đến bệnh viện đã chứ. Đến bệnh viện bác sĩ truyền dịch là đỡ ngay thôi. Anh cứ nhắm mắt ngủ đi, khi nào đến nơi tôi gọi”.
Nghiêm không nói nữa, nằm yên tĩnh một lúc rồi lại mở điện thoại ra xem, sau đó thì kéo cửa kính xuống. Chú tài xế kia cười: “Xe bật điều hòa, không hạ kính được, hai người thông cảm nhé”.
“Tôi trả thêm tiền, chú hạ cửa kính xuống để gió lùa cho dễ chịu”.
“Nói thật với cô cậu, xe này của tôi cũ rồi, cửa hỏng không kéo được. Thôi dù sao cũng đi có một đoạn, cô cậu chịu khó chút nhé. Sắp đến rồi ấy mà”.
Từ khi ông ta nói như vậy, bỗng dưng tôi lại có cảm giác sai sai ở đâu đó. Ngoảnh đầu ra nhìn đường cũng thấy càng đi càng vào nơi đường phố không tấp nập, giống như đang ra ngoại thành vậy.
Tôi có hỏi thì người tài xế kia có nói ông ta đang đi đường tắt để đến bệnh viện nhanh hơn, tôi không yên tâm, lại mở điện thoại ra định dò đường nhưng lúc này mới phát hiện ra điện thoại không có sóng.
Tim tôi bất giác đập nhanh dữ dội, ngẩng phắt lên nhìn Nghiêm, cũng thấy đôi mắt đen thẫm của anh ta đang nhìn chằm chằm tôi. Chẳng biết vì sao lúc này tôi lại đọc được ánh mắt của anh ta, tôi đoán được Nghiêm nói ‘Đừng lên tiếng’ nên lập tức ngậm miệng.
Anh ta cầm điện thoại của tôi lên, gõ lạch cạch mấy chữ: “Trong xe có thiết bị phá sóng điện thoại”.
Tôi run rẩy viết lại: “Ông ta là cướp à?”.
“Bọn họ mới đúng. Phía hàng ghế sau có thêm người”.
Sống lưng tôi lập tức lạnh toát, ban nãy vội lên xe nên tôi không nhìn hàng ghế ở cuối. Chiếc xe này có 7 chỗ, chúng tôi ngồi hàng ghế thứ 2, hàng cuối cùng vừa nhỏ vừa sát đuôi xe nên tôi không để ý. Giờ nghe Nghiêm nói mới biết ở đó có thêm một người.
Tôi hỏi anh ta phải làm sao, Nghiêm chỉ bảo tôi đợi lát nữa rồi tính, bây giờ để bảo toàn tính mạng thì cứ giả vờ như không biết gì cả. Tôi cũng ngoan ngoãn nghe lời anh ta, nhưng ngồi trên taxi cùng với cướp mà bảo không lo lắng là giả, không sợ cũng là giả.
Lòng tôi nhộn nhạo hết cả lên, giống như lửa đốt dưới mông, cứ xoay bên này xoay bên kia rồi liếc tài xế mãi. Tôi giống như muốn tìm chỗ dựa nên vô thức ngồi xích lại gần Nghiêm, lúc này, anh ta cũng nắm lấy một ngón tay của tôi đang để dưới đùi, dùng ánh mắt nói với tôi hai chữ: Bình tĩnh.
Đây là lần đầu tiên động chạm cơ thể với anh ta nên tôi hơi hoảng hốt, lại đọc được hai chữ Bình Tĩnh trong đôi mắt kia, cuối cùng như bị thôi miên, trái tim sốt sắng cũng dần dần dịu xuống.
Tôi gật nhẹ đầu, lẳng lặng hít vào một hơi rồi giả vờ hỏi tài xế: “Chú ơi, sắp đến bệnh viện chưa ạ? Bạn cháu bị ốm, đi lâu cháu sợ bạn cháu mệt”.
Ông ta vẫn kiên trì nói: “Sắp đến rồi, đi nốt đoạn này nữa là đến. Hai người mới từ Hà Nội vào Huế hả?”.
“Vâng ạ. Cháu có người nhà ở đây, làm công an của thành phố Thừa Thiên Huế, lần này vào chơi rồi tiện thăm người nhà luôn”.
Nghe tôi nói vậy, vẻ mặt ông ta bất chợt biến đổi, nhưng sau khi liếc sang Nghiêm, điệu bộ của gã tài xế vẫn tiếp tục tươi cười: “Thế thì tiện quá nhỉ? Sao không ở nhà mà lại ở khách sạn?”.
“Ở khách sạn cho tiện ạ”.
“Ừ, trong Huế nhiều ngõ ngách, đường nhỏ lắm. Đi tắt còn nhanh hơn đi đường chính, hai cô cậu cứ chờ một lát, sắp đến rồi ấy mà”.
“Hay là chú cứ đi ra đường lớn đi, đi đường nhỏ mà tối thế này cháu không yên tâm, cứ có cảm giác đi ra ngoại thành ấy”.
“Ngoại thành đâu mà ngoại thành, đường ngõ tắt ở thành phố Huế là thế này đấy. Cô cậu cứ ngồi yên đó, tôi ở đây mấy chục năm rồi, tôi biết đường tôi chở đến tận nơi cho”.
Đi thêm 5 phút thì càng lúc càng xa thành phố, khu này hoang vu tối om, đèn điện mập mờ. Nghiêm nắm ngón tay tôi mỗi lúc một chặt thêm, thông qua đầu ngón tay, tôi phát hiện ra anh ta bắt đầu sốt, mà sợ càng đi xa thì lại càng nguy hiểm, thế nên tôi quyết định ngả bài luôn:
“Chú ơi chú đi vào đâu đây? Ở đây không phải thành phố, chú cho bọn cháu xuống xe. Bọn cháu không đi nữa”.
Gã tài xế cũng không mất công lừa bọn tôi nữa, hắn dẫm phanh ‘kít’ một cái rồi nhanh như chớp rút d.a/o ra: “Đưa tiền đây”.
Tôi làm ra vẻ giật mình hốt hoảng, hét lên: “Chú làm gì thế?”
Người ở hàng ghế phía sau cũng lập tức nhổm dậy, cầm d.a/o kề vào cổ Nghiêm: “Im miệng lại rồi mang hết đồ có giá trị của chúng mày ra đây, nếu không đừng trách tao”.
“Trên người tôi có tiền, có cả đồng hồ, các anh muốn lấy thì cứ lấy đi. Hai người bọn tôi không có thù oán gì với các anh, cũng không biết mặt các anh. Các anh cũng không cần g.iế.t bọn tôi làm gì, tội cướp tài sản thì có thể tôi không báo công an, hoặc có thì những vụ nhỏ nhỏ thế này công an cũng không tốn công điều tra đâu. Nhưng g.iế.t người cướp tài sản thì 90% sẽ bị truy nã, truy tố và tử hình. Thế nên tôi khuyên các anh chỉ nên lấy đồ có giá trị, đừng manh động g.iế.t người”.
Tên ở hàng ghế sau nghiến răng kèn kẹt, lấy khuỷu tay thúc vào gáy Nghiêm: “Thằng nhãi ranh, cần mày phải dạy ông mày à? Đừng tưởng khua môi múa mép mà ông mày sợ. G.iết cả cặp chúng mày ông mày còn dám làm đấy, khỏi phải dọa ông”.
Tôi thấy Nghiêm bị đánh đau mới vội vàng nói: “Các anh bình tĩnh đã. Bọn tôi có bao nhiêu tiền sẽ đưa cho các anh hết. Xin các anh tha cho hai người bọn tôi, bọn tôi không biết mặt các anh, cũng không dám báo công an đâu. Hai người bọn tôi còn gia đình, còn em nhỏ, các anh muốn lấy gì cũng được, nhưng xin các anh đừng g.iế.t bọn tôi”
Người tài xế phía trước bắt đầu cau có: “Hai cái đứa này lải nhải nhiều thế nhỉ? Tóm lại chúng mày tự giác đưa tiền không hay để tao x.iên c.hế.t c.ụ chúng mày”.
“Có, có, cháu có”. Tôi vội vàng móc hết tiền và điện thoại trong người đưa cho ông ta: “Cháu có từng này, xin chú tha cho cháu”.
Ông ta liếc số tiền ít ỏi và chiếc điện thoại trên tay tôi, nổi khùng lên: “Thằng nhãi ranh kia nữa. Trông mày giống người có tiền đấy, chúng mày ở khách sạn 5 sao mà chỉ có chừng ấy tiền à? Có bao nhiêu lôi hết ra đây”.
Nghiêm hơi cau mày vì đau và khó chịu, anh ta chầm chậm tháo đồng hồ, lại lấy ví ra đưa cho bọn chúng. Gã ở phía sau lập tức mở ví, thấy một xấp tiền dollar trong đó thì mắt sáng rực lên, lại dí d.ao lần nữa vào cổ anh ta:
“Còn nữa không? Trên người có gì giá trị lôi hết ra đây”.
“Không còn gì nữa cả. Nếu các anh muốn lấy thêm thì đưa tôi về khách sạn, tôi bảo người đưa cho các anh. Hoặc để tôi dùng điện thoại chuyển khoản”.
Gã tài xế hừ lạnh một tiếng: “Thằng nhãi, tưởng bọn tao ngu à? Về khách sạn để chúng mày gọi người bắt tao? Mày chuyển khoản xong thì công an bắt tao phút mốt à? Đừng có nghĩ ai cũng dễ bị chúng mày dắt mũi”.
“Thế thì chúng tôi cũng hết cách rồi. Tiền đã đưa hết cho các anh, mong các anh nhận tiền rồi thả chúng tôi đi. Tôi đảm bảo với các anh, tôi sẽ coi như rơi mất tiền, không bao giờ báo công an”.
Gã tài xế không trả lời Nghiêm, hắn hơi liếc gã phía sau, bọn chúng trao đổi gì đó bằng ánh mắt, tiếp theo gã tài xế yêu cầu Nghiêm xuống xe.
Tôi hốt hoảng túm lấy tay áo anh ta: “Xin các anh thả chúng tôi đi. Tiền và tài sản chúng tôi đưa hết cho các anh rồi. Các anh đừng làm hại hai người bọn tôi. Tôi xin các anh”.
“Tao bảo thằng nhãi kia xuống xe không? Không xuống tao g.iế.t con đàn bà kia trước”.
“Các anh định làm gì cô ấy?”.
“Không cần mày lắm lời, xuống xe”.
Lưỡi d.a/o kia càng lúc càng tì chặt vào cổ Nghiêm khiến m.áu từ đó bắt đầu thấm ra, anh ta quay đầu nhìn tôi, tôi cũng nhìn anh ta, lòng hiểu rõ hai gã kia muốn tách chúng tôi ra làm gì, nhưng lúc này lại bất lực không thể làm gì được.
Nếu thật sự bọn chúng muốn giữ tôi để c.ư/ỡng bức, thậm chí là g.iế.t tôi ở trên xe thì Nghiêm cũng không cần phải mạo hiểm để cứu tôi, tôi chỉ là một kẻ làm thuê cho anh ta, chẳng việc gì anh ta phải hy sinh mạng mình vì tôi cả.
Còn nếu Nghiêm xuống xe sẽ bị gã còn lại g.iế.t, thì tôi thật sự hy vọng anh ta có thể chống cự được hắn rồi chạy thật nhanh là được. Dù sao một người đàn ông giằng co với một người đàn ông cũng dễ hơn hai người, chúng tôi không ai nợ ai cả, một mình anh ta sống cũng tốt thôi.
Hai gã kia thấy chúng tôi chần chừ thì bắt đầu bực bội, lưỡi d.a.o đặt trên cổ Nghiêm lại càng tăng thêm lực. Rút cuộc, anh ta cũng ngoảnh đầu đi nơi khác, không nhìn tôi nữa rồi mở cửa xuống xe. Gã ngồi phía sau cũng ngay lập tức trèo qua ghế rồi tì d.a/o vào mạng sườn anh ta, ép anh ta đi từng bước xuống bãi cỏ tối om, chỉ một lát sau là không còn thấy bóng dáng đâu nữa.
Gã tài xế ngồi phía trước thì cầm d.a/o huơ huơ trước mặt tôi, đôi mắt giảo hoạt như sói đói chuẩn bị vồ mồi. Hắn bảo tôi cởi quần áo, tôi thì nước mắt giàn giụa van xin:
“Cháu xin chú, cháu đang còn ít tuổi, chú tha cho cháu. Có bao nhiêu tiền cháu đưa chú hết rồi. Chú tha cho cháu”.
“Tao bảo mày cởi, mày cởi không? Hay thích tao x.iên mày trước?”.
Vừa nói, ông ta vừa cầm d.a/o định đ.âm vào tay tôi, tôi hốt hoảng né tránh trước, gào lên: “Cháu xin chú”.
“Cởi”. Hắn cũng gầm lên.
Rút cuộc tôi đành phải run rẩy cởi, từng cúc áo chậm rì rì được tôi cởi ra, khi vừa lộ ra áo ngực thì gã tài xế lập tức chồm lên, đè ngửa tôi xuống ghế. Một tay hắn vẫn lăm lăm con d.a/o, tay còn lại vội vã xé quần áo trên người tôi, miệng vẫn không quên đe dọa: “Muốn sống thì ngoan ngoãn phục vụ tao, mày mà dám chống đối thì tao x.iên c.hế.t mày trước, h.iế/p mày sau. Đằng nào cũng để tao chơi thì ngoan ngoãn nằm im cho tao, vừa sướng lại vừa được sống. Chống cự thì mày chỉ thiệt thôi”.
Tôi khóc như đ.iên như dại, cổ họng dâng lên nỗi kinh tởm chưa từng có: “Chú ơi chú tha cho cháu”.
Gã tài xế không buồn để lọt tai lời tôi nói, tay bắt đầu lần mò kéo khóa quần tôi. Khi hắn kéo quần tôi xuống được một nửa thì lòng tôi giống như đã c.hế.t rồi, tôi hoàn toàn hết hy vọng, nghĩ kiểu gì thì hôm nay mình cũng sẽ bị gã đàn ông này cưỡ/n,g bứ.c đến c.hế.t, hoặc dù hắn có thật sự tha cho tôi thì cả đời về sau chuyện này cũng sẽ thành một vết sẹo sâu hoắm trong lòng tôi, không bao giờ tôi có thể bước qua được.
Rút cuộc, tôi không kêu la nữa, không van xin, chỉ nằm im lặng lẽ rơi nước mắt. Bất giác lúc này tôi lại nghĩ đến Huy, nghĩ tới một ngày anh trở về thì tôi sẽ chẳng còn mặt mũi để nhìn anh, tôi không thể cùng anh mua một căn chung cư, làm vợ anh với một thân vấy bẩn. Cảm giác ấy chắc sẽ đau khổ đến c.hế.t đi được, nhưng tôi không có cách nào cả, hiện thực phũ phàng như những cái vả mặt khiến tôi không thể chống đỡ.
Gã tài xế kia không tha cho tôi, hắn vẫn liên tục sờ soạng đùi tôi, đôi tay bẩn thỉu đưa lên định xé nốt lớp quần cuối cùng.
Thế nhưng, đúng lúc này thì cửa xe đột ngột bị mở ra, một người nhanh như chớp cầm cây gậy đập thẳng vào đầu gã tài xế. Hắn phản ứng cũng rất nhanh, lập tức xoay người cầm d.a/o đâ.m túi bụi về phía trước.
Trời bên ngoài quá tối, người kia lại đứng ngược sáng, nhưng tôi có thể nghe được rõ ràng giọng của Nghiêm: “Mở cửa phụ, chạy”.

Yêu thích: 4.5 / 5 từ (6 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN